Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng

Tại đây, cán bộ kỹ thuật đã triển khai về các nội dung: thiết kế bể nuôi, cách chọn lươn giống và mật độ thả cũng như cách chăm sóc và phòng trị bệnh. Cụ thể, với thiết kế bể nuôi, người nuôi chọn những nơi thông thoáng, yên tĩnh, gần nhà, tốt nhất là nơi có bóng râm nhưng đảm bảo đủ nguồn sáng;
Diện tích bể nuôi từ 6m2 là vừa, chiều cao bể nuôi 0,7 - 0,8m; bể tốt nhất nên được xây dựng kiên cố bằng xi măng. Ngoài ra, chọn lươn giống nên chọn những con lươn khỏe mạnh, đồng cỡ, không bị xây sát. Nếu chọn lươn có nguồn gốc tự nhiên, kích cỡ 40 - 50 con/kg; sinh sản bằng bán nhân tạo, kích cỡ 300 - 600 con/kg, mật độ thả nuôi công nghiệp 200 - 300 con/m2.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc và phòng trị bệnh, người dân nên sử dụng nguồn nước qua ao lắng có xử lý thuốc sát khuẩn, giữ nhiệt độ ổn định môi trường nuôi trong ngày khoảng 25 - 27 độ C, thay nước định kỳ 1 tuần/lần để kiểm tra môi trường nuôi như PH, oxy,… Đặc biệt, nguồn thức ăn phải luôn tươi sống như: ốc, cá tạp, trùn quế và thức ăn công nghiệp để đảm bảo tỷ lệ sống cho lươn.
Trong quá trình nuôi, người nuôi lươn cần quan tâm phòng trị bệnh, sát trùng ao nuôi định kỳ 15 ngày/lần; tuân thủ kỹ thuật nuôi, chọn con giống khỏe, mật độ thả hợp lý, giữ môi trường ao nuôi sạch; cho ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn theo từng đối tượng và từng giai đoạn tăng trưởng để tránh sốc nhiệt, bệnh thường gặp trên lươn như hội trứng lở loét, bệnh đường ruột.
Có thể bạn quan tâm

Điển hình như Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao Vinashin, quy mô 200 nái và 1.000 lợn thịt; Trung tâm Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hòa Bình Minh, quy mô trên 5.000 con; Công ty TNHH Bình An, quy mô 218 nái sinh sản và 1.000 lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên), quy mô 600 nái; Hợp tác xã Phù Nham (Văn Chấn) với quy mô 75 con bố mẹ và 500 con thương phẩm.

Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.