Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Gà Sao

Nằm trong dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà sao sinh sản và thương phẩm tại tỉnh Bạc Liêu”, với quy mô 3.100 con gà sao, thực hiện tại 4 huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.
Ngày 18/7/2014, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối hợp cùng Viện Chăn nuôi và địa phương tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi gà sao”, có gần 40 nông dân của xã Vĩnh Mỹ B tham dự.
Tại lớp tập huấn, bà con chăn nuôi được nghe Tiến sĩ Phạm Thị Minh Thu, Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh học của gà sao và hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi gà sao giai đoạn con, giò, hậu bị (1 - 196 ngày tuổi) như: xây dựng chuồng trại, mật độ nuôi, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, kỹ thuật chăm sóc gà sao theo quy trình an toàn sinh học giai đoạn gà từ con 1 - 42 ngày tuổi, gà giò từ 43 - 161 ngày tuổi và gà hậu bị từ 162 - 196 ngày tuổi; quy trình thú y phòng bệnh cho gà sao giai đoạn con, giò, hậu bị và quy trình ấp nở gà sao.
Thông qua lớp tập huấn giúp bà con nông dân nắm được các kỹ thuật cơ bản, để áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm, rút ngắn thời gian nuôi, tăng năng suất, nâng cao thu nhập, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.

Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.