Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Dúi Cho Nông Dân

Vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi dúi cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
Qua khảo sát, nuôi dúi có chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao, là mô hình dễ nhân rộng cho đông đảo nông dân. Các hộ tham gia lớp tập huấn được hướng dẫn kỹ thuật cơ bản như: làm chuồng nuôi, thức ăn cho dúi sinh sản, dúi thương phẩm, cách phòng và chữa các bệnh thường gặp cho vật nuôi.
Hiện tại, trên thị trường, giá dúi sinh sản dao động từ 250 đến 300.000 đồng/con và 150-200 nghìn đồng/kg dúi thương phẩm, với mức tiêu thụ nhanh. Đây là cơ hội để giúp bà con nông dân phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Vân - Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, để làm sản phẩm lưu niệm thu hút du lịch tại đảo Cù Lao Chàm, TP.Hội An đang triển khai và vận động người dân cùng các lực lượng trên đảo tiến hành trồng, chăm sóc, bảo vệ cây ngô đồng - loại cây đặc hữu trên đảo.

Việc thu mua cau tươi đang diễn ra ồ ạt khắp địa phương trên địa bàn tỉnh. Cau tươi được giá đã đem lại niềm vui lớn cho cả nông hộ lẫn chủ cơ sở chế biến.

Tại tỉnh Hậu Giang, giá mía đã tăng cao trở lại từ 10 - 15% so với vụ trước. Đây là một tin vui với người dân trồng mía, sau nhiều năm giá mía nguyên liệu giảm mạnh.

Diễn ra đồng thời ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 25/9- 4/10, Tuần nhận diện hàng Việt Nam là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) thông tin, giới thiệu, quảng bá, bán các sản phẩm hàng hóa có chất lượng sản xuất tại Việt Nam.

Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.