Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt

Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".
Lớp tập huấn có 32 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông của 4 tỉnh/TP: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, An Giang và Vĩnh Long. Giảng viên chính của lớp tập huấn là PGS.TS Nguyễn Văn Kiểm - Nguyên Trưởng Bộ môn Nuôi nước ngọt – Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ - người có nhiều năm nghiên cứu và xây dựng các mô hình thủy sản nước ngọt nên đã tạo điều kiện cho học viên rất hào hứng trao đổi, học hỏi.
Khóa tập huấn kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 22- 26/7/2014) nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông về tình hình nuôi cá lóc lót bạt, đặc điểm sinh học cá lóc, kỹ thuật kích thích cá sinh sản, phòng và trị một số bệnh trên cá lóc...
Nuôi cá lóc hiện nay đang phát triển rất mạnh ở khu vực Nam Bộ với nhiều hình thức khác nhau, cho năng suất và thu nhập cao. Để hiểu rộng hơn về nhu cầu cần thiết của thực tế, học viên được trao đổi, giới thiệu cả về kiến thức sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lóc theo các hình khác như nuôi gièo, nuôi ao...
Ngoài học lý thuyết, học viên được tham quan một số mô hình nuôi cá lóc tiêu biểu tại xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.

Ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp Hội thủy sản huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết, những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại.

Đầu năm 2013, cùng với các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và Thiệu Hóa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học tại 2 xã là Định Tường và Định Liên với hơn 3.500 con giống và hơn 20 hộ gia đình tham gia nuôi thử.

Tính đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.200 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 10.000 lao động, được tổ chức thành gần 170 tổ đoàn kết sản xuất an toàn trên biển. Các tổ đoàn kết trên cơ sở quan hệ gia đình, bạn bè, cùng khai thác trên 1 ngư trường và giúp nhau tìm kiếm, cứu nạn.