Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt

Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".
Lớp tập huấn có 32 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông của 4 tỉnh/TP: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, An Giang và Vĩnh Long. Giảng viên chính của lớp tập huấn là PGS.TS Nguyễn Văn Kiểm - Nguyên Trưởng Bộ môn Nuôi nước ngọt – Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ - người có nhiều năm nghiên cứu và xây dựng các mô hình thủy sản nước ngọt nên đã tạo điều kiện cho học viên rất hào hứng trao đổi, học hỏi.
Khóa tập huấn kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 22- 26/7/2014) nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông về tình hình nuôi cá lóc lót bạt, đặc điểm sinh học cá lóc, kỹ thuật kích thích cá sinh sản, phòng và trị một số bệnh trên cá lóc...
Nuôi cá lóc hiện nay đang phát triển rất mạnh ở khu vực Nam Bộ với nhiều hình thức khác nhau, cho năng suất và thu nhập cao. Để hiểu rộng hơn về nhu cầu cần thiết của thực tế, học viên được trao đổi, giới thiệu cả về kiến thức sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lóc theo các hình khác như nuôi gièo, nuôi ao...
Ngoài học lý thuyết, học viên được tham quan một số mô hình nuôi cá lóc tiêu biểu tại xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Bảo quản hải sản an toàn, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt xa bờ.

Sự liên tục sụt giảm kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra vào thị trường EU trong nửa năm qua đã gióng lên hồi chuông báo động cho các DN thủy sản về công tác thị trường cũng như năng lực cạnh tranh.

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

Những năm gần đây, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, nông dân xã Văn Lãng, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với những ưu điểm nổi bật như phòng tránh dịch bệnh, chất thải tự tiêu, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí đầu vào, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn phục vụ cho sản xuất trồng trọt… đệm lót sinh học (ĐLSH) đang được nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sử dụng.