Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt

Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".
Lớp tập huấn có 32 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông của 4 tỉnh/TP: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, An Giang và Vĩnh Long. Giảng viên chính của lớp tập huấn là PGS.TS Nguyễn Văn Kiểm - Nguyên Trưởng Bộ môn Nuôi nước ngọt – Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ - người có nhiều năm nghiên cứu và xây dựng các mô hình thủy sản nước ngọt nên đã tạo điều kiện cho học viên rất hào hứng trao đổi, học hỏi.
Khóa tập huấn kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 22- 26/7/2014) nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông về tình hình nuôi cá lóc lót bạt, đặc điểm sinh học cá lóc, kỹ thuật kích thích cá sinh sản, phòng và trị một số bệnh trên cá lóc...
Nuôi cá lóc hiện nay đang phát triển rất mạnh ở khu vực Nam Bộ với nhiều hình thức khác nhau, cho năng suất và thu nhập cao. Để hiểu rộng hơn về nhu cầu cần thiết của thực tế, học viên được trao đổi, giới thiệu cả về kiến thức sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lóc theo các hình khác như nuôi gièo, nuôi ao...
Ngoài học lý thuyết, học viên được tham quan một số mô hình nuôi cá lóc tiêu biểu tại xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ở xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ngày càng có nhiều người đầu tư nuôi ếch công nghiệp, tuy nhiên, do nuôi đơn lẻ và chưa đúng qui trình kỹ thuật, nên dẫn tới tình trạng tư thương ép giá hoặc khó tiêu thụ, khiến người nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ.

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.