Tập Huấn Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolaise Ở Hà Tĩnh

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và Vương quốc Thái Lan trong việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolaise đã được nuôi thành công ở hợp tác xã Phôn Yang Khăm, tỉnh Sakon Nakhon, Thái Lan.
Được biết, bò Charolais là giống bò thịt lâu đời có nguồn gốc và phát triển mạnh ở vùng Charolles của nước Pháp, có kết cấu cơ thể cân đối, cơ bắp nổi rõ, lớn nhanh và hiệu quả sản xuất thịt bò cao. Chúng có hoặc không có sừng. Màu chủ yếu là trắng kem, tuy nhiên cũng có con màu vàng tối. Vì giống bò này lớn nhanh, to con, cơ bắp nổi rõ nên khối lượng thịt xẻ cao. Con đực nặng 1.200 - 1.300 kg, con cái 700 - 800 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 65%. Bò đực giống Charolais đạt khối lượng 800 - 900 kg ở 500 ngày tuổi. Bò có tính trầm, hiền lành và chịu kham khổ. Tuy nhiên để đưa giống bò này về nuôi thử nghiệm ở Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đồng ý cho Trung tâm Khuyến nông triển khai xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã Xuân Viên (Nghi Xuân), Nga Lộc (Can Lộc), Trường Sơn (Đức Thọ).
Trong 2 ngày, hơn 100 hộ nông dân ở 3 xã triển khai mô hình và cán bộ kỹ thuật, dẫn tinh viên ở 3 huyện được các giảng viên Trường đại học Kaettart tập trung giảng dạy 3 chuyên đề: Truyền tinh nhân tạo bò công nghệ cao có tiêm kích thích hooc môn sinh dục tố; Bảo quản và chế biến thức ăn cho bò bằng các sản phẩm nông nghiệp; Quản lý và tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng bò trong hộ dân, trang trại để đạt hiệu quả cao.
Việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong nuôi bò thịt chất lượng cao cho bà con nông dân là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình cải tạo chất lượng đàn bò của các xã xây dựng mô hình nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.

Tokelau chủ tịch của Nhóm công tác về Khoa học của FFA Tiga Galo lại kêu gọi thực hiện nghĩa vụ mà tất cả các thành viên đã cam kết khi họ tham gia vào WCPFC, đó là cung cấp đầy đủ dữ liệu khai thác và nỗ lực về hoạt động của các tàu đánh cá của họ trong khu vực.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.

Trong 5 tháng đầu năm, XK cá biển đạt 247.500 tấn, với giá trị lên tới 525, 2 triệu USD. XK bột cá đạt 107.505 tấn, thu về 159,9 triệu USD, giảm 12,4% về khối lượng và 29,7% về giá trị. Các thị trường chính của bột cá Chile là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Italia. Trong tổng số bột cá XK, 66,9% bột cá siêu cao cấp; 21,7% bột cá cao cấp; 10,2% bột cá chất lượng chuẩn.

Nhật Bản có kế hoạch đề xuất cắt giảm 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.