Tập Huấn Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolaise Ở Hà Tĩnh

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và Vương quốc Thái Lan trong việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolaise đã được nuôi thành công ở hợp tác xã Phôn Yang Khăm, tỉnh Sakon Nakhon, Thái Lan.
Được biết, bò Charolais là giống bò thịt lâu đời có nguồn gốc và phát triển mạnh ở vùng Charolles của nước Pháp, có kết cấu cơ thể cân đối, cơ bắp nổi rõ, lớn nhanh và hiệu quả sản xuất thịt bò cao. Chúng có hoặc không có sừng. Màu chủ yếu là trắng kem, tuy nhiên cũng có con màu vàng tối. Vì giống bò này lớn nhanh, to con, cơ bắp nổi rõ nên khối lượng thịt xẻ cao. Con đực nặng 1.200 - 1.300 kg, con cái 700 - 800 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 65%. Bò đực giống Charolais đạt khối lượng 800 - 900 kg ở 500 ngày tuổi. Bò có tính trầm, hiền lành và chịu kham khổ. Tuy nhiên để đưa giống bò này về nuôi thử nghiệm ở Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đồng ý cho Trung tâm Khuyến nông triển khai xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã Xuân Viên (Nghi Xuân), Nga Lộc (Can Lộc), Trường Sơn (Đức Thọ).
Trong 2 ngày, hơn 100 hộ nông dân ở 3 xã triển khai mô hình và cán bộ kỹ thuật, dẫn tinh viên ở 3 huyện được các giảng viên Trường đại học Kaettart tập trung giảng dạy 3 chuyên đề: Truyền tinh nhân tạo bò công nghệ cao có tiêm kích thích hooc môn sinh dục tố; Bảo quản và chế biến thức ăn cho bò bằng các sản phẩm nông nghiệp; Quản lý và tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng bò trong hộ dân, trang trại để đạt hiệu quả cao.
Việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong nuôi bò thịt chất lượng cao cho bà con nông dân là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình cải tạo chất lượng đàn bò của các xã xây dựng mô hình nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...