Tập Huấn Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolaise Ở Hà Tĩnh

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và Vương quốc Thái Lan trong việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolaise đã được nuôi thành công ở hợp tác xã Phôn Yang Khăm, tỉnh Sakon Nakhon, Thái Lan.
Được biết, bò Charolais là giống bò thịt lâu đời có nguồn gốc và phát triển mạnh ở vùng Charolles của nước Pháp, có kết cấu cơ thể cân đối, cơ bắp nổi rõ, lớn nhanh và hiệu quả sản xuất thịt bò cao. Chúng có hoặc không có sừng. Màu chủ yếu là trắng kem, tuy nhiên cũng có con màu vàng tối. Vì giống bò này lớn nhanh, to con, cơ bắp nổi rõ nên khối lượng thịt xẻ cao. Con đực nặng 1.200 - 1.300 kg, con cái 700 - 800 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 65%. Bò đực giống Charolais đạt khối lượng 800 - 900 kg ở 500 ngày tuổi. Bò có tính trầm, hiền lành và chịu kham khổ. Tuy nhiên để đưa giống bò này về nuôi thử nghiệm ở Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đồng ý cho Trung tâm Khuyến nông triển khai xây dựng mô hình trình diễn tại 3 xã Xuân Viên (Nghi Xuân), Nga Lộc (Can Lộc), Trường Sơn (Đức Thọ).
Trong 2 ngày, hơn 100 hộ nông dân ở 3 xã triển khai mô hình và cán bộ kỹ thuật, dẫn tinh viên ở 3 huyện được các giảng viên Trường đại học Kaettart tập trung giảng dạy 3 chuyên đề: Truyền tinh nhân tạo bò công nghệ cao có tiêm kích thích hooc môn sinh dục tố; Bảo quản và chế biến thức ăn cho bò bằng các sản phẩm nông nghiệp; Quản lý và tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng bò trong hộ dân, trang trại để đạt hiệu quả cao.
Việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong nuôi bò thịt chất lượng cao cho bà con nông dân là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình cải tạo chất lượng đàn bò của các xã xây dựng mô hình nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Gia Lai có 77.500 ha cà phê, trong số diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo và tái canh chiếm khoảng 36%, phần lớn của dân. Trên thực tế thời gian qua, chương trình tái canh gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn và kỹ thuật.

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.

Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, năm 21 tuổi, anh Nguyễn Văn Minh (thường gọi là Đức, SN 1949) lên Đăk Lăk tìm cơ hội mới và lập nghiệp tại khối 5, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột. Lúc đầu với hai bàn tay trắng, giờ đây ông Minh đã trở thành một "cao thủ" nuôi heo rừng có tiếng, thu nhập lên tới trên 500 triệu đồng/năm.