Tạo Thuận Lợi Để Ngư Dân Vay Vốn Theo Nghị Định 67

Sáng 27/12, đồng chí Huỳnh Văn Tí - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.
Hiện Sở tiếp tục trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách đăng ký mới, nâng cấp đóng mới 25 trường hợp, nâng tổng số lên 107 trường hợp sửa chữa nâng cấp, đóng mới theo Nghị định 67, dự kiến kinh phí lên 715 tỷ đồng.
Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, cùng với UBND tỉnh trong chính sách này là 4 ngân hàng: Nông nghiệp phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư, sẽ hỗ trợ cho ngư dân vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh đang tiếp tục cùng các bên rà soát những vướng mắc, thủ tục để hỗ trợ cho ngư ngân sớm tiếp cận với nguồn vốn vay.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Huỳnh Văn Tí ghi nhận, trong một thời gian ngắn các ngành đã triển khai Nghị định 67 một cách đồng bộ, phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các cấp về chính sách liên quan đến nghị định này. Tuy nhiên về mặt tiến độ vẫn còn chậm, trong đó nhiều khó khăn về mặt khách quan như tâm lý ngư dân còn lưỡng lự, hạ tầng luồng lạch hiện nay cũng là trở ngại khi tàu ra vào...
Vậy nên, Bí thư Tỉnh ủy cũng mong rằng trong thời gian đến, các ngành, các cấp tập trung cao các bước tạo điều kiện thuận tiện cho ngư dân tiếp cận với nguồn vốn vay theo Nghị định 67. Qua đó, tiếp tục tuyên truyền về chính sách này để ngư dân có thể nắm rõ những quy định của Nhà nước, chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.
Đối với các cơ quan chức năng, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt hồ sơ, cán bộ phải đến trực tiếp xem xét, hướng dẫn thủ tục cho ngư dân. Trong giải quyết hồ sơ cần phải khẩn trương để ngư dân được giải ngân trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, nắm bắt những khó khăn, trở ngại kịp thời những phương án giải quyết khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Thanh Phương, ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh là một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng ở huyện Phước Long. Với diện tích 1,1 ha đất nông nghiệp, trước đây chỉ độc canh cây lúa, ông nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì kinh tế gia đình khó được cải thiện.

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…