Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Thành Công Giống Dưa Bở Vàng Số 1

Tạo Thành Công Giống Dưa Bở Vàng Số 1
Ngày đăng: 26/04/2012

Nhóm các nhà khoa học của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) vừa thực hiện thành công phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997, để tạo thành giống dưa bở vàng số 1.

Theo các nhà khoa học, giống dưa này rất thích hợp trồng trong cơ cấu cây rau màu vụ xuân hè, vụ hè (gieo hạt từ 20.3 đến 5.5) ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Hiện giống đã được Bộ NNPTNT công nhận tạm thời.
 
Dưa bở vàng số 1 có thời gian sinh trưởng từ 70-75 ngày; dạng hình khỏe, thân, lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình; năng suất ổn định đạt 33,7-34,8 tấn/ha. Quả dưa bở vàng số 1 có dạng tròn cao, khối lượng quả đạt 1,2-1,3kg, khi chín vỏ có màu vàng sẫm, cùi dày, màu trắng ngà và rất thơm. Tuy nhiên, nhược điểm của giống dưa này là khả năng chịu lạnh kém.

Về kỹ thuật vườn ươm: Lượng hạt dùng cho 1ha khoảng 0,4 -0,5kg (cả dự phòng). Gieo cây giống trong bầu, giá thể dùng để gieo hạt là: 40% đất phù sa + 45% xơ dừa, trấu hun + 15% (mùn mục) + (5 gram đạm + 15 gram supelân)/100kg hỗn hợp.

Khi ươm giống tốt nhất nên chọn chân đất tơi xốp, dễ thoát nước, đất có độ pH 5,5- 6,0. Lên luống theo kích thức rộng 2,5m, trồng một hàng giữa luống. Hốc x hốc: 50-60cm, trồng 2 cây/hốc. Phân bón cho 1ha: 5 tấn phân hữu cơ + 260kg đạm urê + 240kg kali clorua + 500- 600kg super lân/ha.

Khi cây có từ 4-5 lá bấm ngọn chính để cho ra nhánh phụ cấp 1, mỗi cây chỉ nên để 2-3 nhánh cấp 1. Sau khi quả đậu 25-30 ngày, vỏ quả màu vàng sẫm, cuống quả nhỏ có thể thu hoạch. Dưa bở vàng số 1 thường gặp một số bệnh như: Bệnh lở cổ rễ và bệnh héo rũ ở cây con, bệnh sương mai, bệnh phấn, rệp xanh.

Có thể bạn quan tâm

Yên Tâm Với Chất Lượng Hàng Hải Sản Mùa Du Lịch Yên Tâm Với Chất Lượng Hàng Hải Sản Mùa Du Lịch

Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.

16/04/2014
Nuôi Tôm Công Nghiệp Tự Phát Ở Cà Mau Những Thách Thức Mới Nuôi Tôm Công Nghiệp Tự Phát Ở Cà Mau Những Thách Thức Mới

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…

14/07/2014
Mùa Cá Trên Hồ Mùa Cá Trên Hồ

Mùa mưa, hồ Trị An xuất hiện nhiều cá cơm, cá lìm kìm và cá linh. Tại Bến Cá (KP.1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn có thương lái chờ sẵn để cá đánh bắt về là vận chuyển ngay về các chợ trong và ngoài tỉnh.

14/07/2014
Số Hộ Chăn Nuôi Tăng Mạnh Số Hộ Chăn Nuôi Tăng Mạnh

Ngoài các trang trại chăn nuôi với số lượng tổng đàn lớn nói trên, toàn huyện còn có 109 trang trại chăn nuôi heo nhỏ theo hộ gia đình, tăng 4 trang trại; 114 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 2 trang trại; 8 hộ chăn nuôi thủy sản với diện tích mặt nước trên 50.000m2.

14/07/2014
Mô Hình Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Dồm Cang (Sơn La) Mô Hình Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Dồm Cang (Sơn La)

15 đến 20 triệu đồng mua một con trâu từ 1-2 năm tuổi. Sau 1 năm nuôi nhốt chuồng vỗ béo bán được 30-35 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo của người dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp - Sơn La) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.

14/07/2014