Tạo sức bật cho nông, thủy sản chủ lực vươn ra thế giới kỳ V

“Kỳ tích” về tăng trưởng
Cà phê là ngành hàng nông sản đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng năm 2,5 - 3 tỷ USD, tạo ra gần 2,5 triệu việc làm, đóng góp 3% GDP cả nước. Hiện nay, XK cà phê Việt Nam đứng đầu châu Á và thứ 2 thế giới về sản lượng XK.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Nguyễn Quốc Mạnh, Phó phụ trách Phòng cây công nghiệp, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)- khẳng định: Từ sau năm 1975 đến nay, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng, hình thành các vùng chuyên canh cà phê tập trung ở vùng Tây Nguyên, cà phê chè ở Tây Bắc. Từ năm 2000, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, XK cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới, trong đó đứng số 1 thế giới về sản xuất, XK cà phê vối (robusta).
Từ chỗ chỉ có khoảng 10.000 tấn vào năm 1975, đến nay sản lượng cà phê Việt Nam đã vươn lên con số hàng triệu tấn. Đặc biệt, trong 4 năm gần đây (2011 -2014), sản lượng cà phê không ngừng tăng trưởng ổn định ở mức 1.276 - 1.395 ngàn tấn. Cà phê Việt Nam đã XK đi khắp thế giới và trở thành nguyên liệu công thức không thể thiếu của các hãng rang xay lớn trên thế giới như Nestle, Lovazza, Tchibo, Modelez, Folgers.
“Sở dĩ ngành cà phê Việt Nam có rất nhiều lợi thế để vươn lên trở thành một quốc gia XK cà phê hàng đầu thế giới, đầu tiên, phải kể đến là sản lượng cà phê của ta luôn được duy trì ở mức ổn định và tăng dần theo từng năm. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cũng là một lợi thế của ngành”- Ông Đỗ Hà Nam- Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex- nhấn mạnh.
Nguy cơ tụt hạng
Khác với những năm trước, vụ mùa cà phê năm nay kết thúc khi thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức đang là nỗi trăn trở đối với người dân, DN và các cơ quan quản lý.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa)- cho biết, mặt hàng cà phê niên vụ 2014 - 2015 giảm 20% sản lượng thu hoạch so với niên vụ trước (niên vụ 2013 - 2014, sản lượng đạt khoảng 1.395 ngàn tấn), gây ảnh hưởng lớn tới XK và thu nhập của người trồng. Ước tính, lượng XK 4 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt khoảng 466 nghìn tấn với 970 triệu USD kim ngạch, giảm 41% về lượng và giảm 39,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Theo Vicofa, qua thông tin khảo sát tại thị trường châu Âu, tại các kho hàng ở châu Âu đang rất khan hàng cà phê robusta từ Việt Nam. Hàng chủ yếu là cà phê robusta của Brazil. Giá cà phê của Brazil cao hơn rất nhiều so với cà phê XK từ Việt Nam. |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phan Hữu Đễ - Cố vấn cao cấp Vicofa- cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên được xác định do các tỉnh Tây Nguyên phải đối mặt với nguồn nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 - 30%, kết hợp với tình trạng cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt và lại bị ảnh hưởng của sương muối. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng thiệt hại nặng nhất, với 700 ha cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng.
Sản lượng giảm còn do hoạt động của một số nhà đầu cơ, tìm mọi cách ép giá. Giá cà phê trên thị trường hiện nay quá thấp (38.600 đồng/kg), khiến nông dân và nhà XK đều không “mặn mà” với việc bán ra mà chỉ cầm hàng để chờ giá trên 40.000 đồng/kg đối với cà phê robusta mới bán.
Rõ ràng, cà phê là mặt hàng còn rất nhiều dư địa để nâng cao giá trị gia tăng, chiếm lĩnh thị trường nội địa và tăng trưởng XK bền vững. Nhưng muốn bảo đảm yếu tố này, chất lượng cây cà phê và lượng XK vào các thị trường cũng phải được chú trọng. Theo Chủ tịch Vicofa Lương Văn Tự, nếu chúng ta không chú trọng đầu tư lại cho cây cà phê thì 10 năm nữa, Việt Nam sẽ tụt xuống vị trí thứ 4 - 5 về sản xuất và XK cà phê. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tính toán rằng, để nâng năng suất cà phê lên 2,4 tấn/ha (hiện nay gần 2,1 tấn/ha), ngành cà phê phải đầu tư ít nhất 14.000 tỷ đồng để tái canh cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có trách nhiệm tổ chức phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa, gạo đúng tiêu chuẩn, thực hiện việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo.

Cụ thể, mấy ngày qua giá lúa ở các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang… đều tăng từ 250-300 đ/kg. Hiện lúa thơm Jasmine 85 thương lái thu mua tại ruộng từ 4.950 – 5.000đ/kg đối với lúa tươi cắt máy. Lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.700 - 4.800đ/kg, IR 50404 giá 4.300 – 4.350đ/kg.

Chính vì thế, phải tranh thủ ra bán sớm. Và họ đã phán đoán đúng tình hình. “Bình thường, ở đây bán đến 7 giờ tối. Nhưng mấy ngày nay, tôi bán đến trưa là hết sạch. Hôm nào khỏe, bán luôn cữ chiều. Kiếm kha khá”, người phụ nữ tên Tuyết, tay cân rau cho khách, miệng nói liến thoắng.

Chuyện tưởng rằng không mới, “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”, nhưng không nói thì không xong. Bao năm qua, không ít doanh nghiệp đường vẫn loanh quanh với bài toán: Làm sao cân đối được các chi phí gồm chi phí thu mua mía nguyên liệu trong chữ đường bình quân ở mức 8-9 CCS, các khoản chi phí đầu vào khác đều tăng…; mà vẫn phải giúp nông dân có lời, không bỏ cây mía và nhà máy hoạt động hiệu quả.