Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng

Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng
Ngày đăng: 27/11/2013

Dự án phát triển lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ngân hàng CSXH quản lý đã tạo sinh kế lâu dài cho hàng ngàn hộ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.

Màu xanh của rừng nguyên liệu giấy phủ kín đồi, núi tại các huyện Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Quế Sơn. Nông dân (ND) ở đây đang được hưởng nhiều lợi ích, trong đó có lợi ích kinh tế từ chương trình vay vốn ưu đãi trồng rừng.

Cải thiện thu nhập bền vững

Gia đình chị Lê Thị Học ở thôn 3, xã Trà Giang (Bắc Trà My) nhờ được vay vốn hộ nghèo và vốn ưu đãi cách đây mấy năm đã trồng được 10ha keo nguyên liệu giấy. Tới nay, gia đình chị đã có đời sống khấm khá nhờ 40% diện tích keo đã cho thu hoạch. Cùng xã Trà Giang, hộ ông Triệu Khánh Hòa ở thôn 5 cũng vừa thu hoạch 3ha keo, đạt 60 triệu đồng/ha, 4ha khác sẽ cho thu hoạch vào những năm tới.

Chị Lê Thị Học, thôn 3, xã Trà Giang (Bắc Trà My) chăm sóc rừng cây keo được trồng nhờ vay vốn ưu đãi.

Chị Y Nong (dân tộc KDong) ở thôn 2 cũng mạnh dạn vay 76 triệu đồng vốn ưu đãi, trong đó riêng vốn trồng rừng là 48 triệu đồng. “Trước đây, cứ 1ha rừng trồng nhà tôi được vay 10 triệu đồng vốn ưu đãi, năm 2012 nâng lên 15 triệu đồng/ha…” - chị Y Nong cho hay.

Toàn xã Trà Giang hiện có hơn 2.000ha đất lâm nghiệp, trong đó riêng đất rừng sản xuất đã phủ xanh cây là 850ha. Năm 2013, nhờ được vay vốn ưu đãi nên đã có 157 hộ trồng hơn 250ha rừng kinh tế. Ông Nguyễn Ngọc Bích - Phó Chủ tịch UBND xã nói: “Có vốn ưu đãi nên bà con đã mạnh dạn trồng rừng. Dù trồng trước hay trồng sau thì chắc chắn đời sống, thu nhập của bà con trong xã sẽ được cải thiện theo hướng bền vững, lâu dài…”.

Hướng đến nhiều lợi ích

Dự án không những mang lại lợi ích kinh tế, kiến thức lâm nghiệp cho ND mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thúc đẩy nâng cao chất lượng quản lý đất rừng một cách minh bạch và khoa học. Bà Nguyễn Thị Kim Vinh ở xã Bắc Trà My cho hay: “Không có chuyện nói vay vốn là vay được ngay. Hộ vay vốn phải được xác định rõ về vị trí, diện tích đất rừng và phải được cấp sổ đỏ thì ngân hàng mới giải ngân... Việc này rất hay là giúp bà con chúng tôi rất yên tâm vì đất rừng là đúng của mình”.

Tổng dư nợ vốn vay ưu đãi cho nông dân trồng rừng theo dự án phát triển lâm nghiệp do WB tài trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện đạt hơn 150 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trên địa bàn 2 huyện Tiên Phước, Bắc Trà My, Hiệp Đức và Quế Sơn với 4.765 hộ ND được hưởng lợi.

Ông Nguyễn Ngọc Bích - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Giang thừa nhận, cách triển khai dự án đã thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc đo đạc, xác định mốc giới và cấp sổ đỏ cho các hộ trồng rừng. Ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tiên Phước cho biết, tổng dư nợ cho vay ưu đãi trồng rừng trên địa bàn huyện hiện là hơn 50 tỷ đồng. Vốn ưu đãi trồng rừng đã về với ND 10/15 xã trên địa bàn huyện, góp phần giúp bà con phát triển kinh tế…


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm cả lượng và giá Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm cả lượng và giá

Khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm ước đạt 3,72 triệu tấn và 1,59 tỷ USD, giảm hơn 3% về khối lượng và 8,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

28/07/2015
Giá thanh long ruột trắng thấp kỷ lục do được mùa Giá thanh long ruột trắng thấp kỷ lục do được mùa

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 7/2015, thanh long ruột trắng sụt giá, thấp kỷ lục chỉ còn 3.000 đồng/kg.

28/07/2015
Tháng 7, giá các loại nông sản và thủy sản chưa khởi sắc Tháng 7, giá các loại nông sản và thủy sản chưa khởi sắc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 7/2015, giá cả các loại nông sản và thủy sản thị trường nội địa vẫn chưa khởi sắc do hầu hết các loại nông sản và thủy sản chính giảm so với tháng trước hay vẫn ổn định ở mức thấp, trừ một số mặt hàng như: lúa hạt dài, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, tôm nước lợ… tăng nhẹ so với tháng trước.

28/07/2015
Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh; những năm gần đây, Quang Bình đã triển khai có hiệu quả các mô hình, đề án phát triển các sản phẩm nông sản; quy hoạch vùng trồng tập trung, nhân lên giá trị và dần tạo thương hiệu cho sản phẩm nông sản địa phương. Từ đó, định hướng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp (SXNN) mang tính hàng hóa, chất lượng cao.

28/07/2015
Lối ra phải hình thành từ vùng sản xuất lớn Lối ra phải hình thành từ vùng sản xuất lớn

Đầu ra hạt gạo đang đối diện nhiều thách thức. Ngay ở Việt Nam, gạo ngoại tràn ngập thị trường. Trong khi đó, xuất khẩu gạo ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, liên kết hình thành các vùng sản xuất lớn, gắn với khâu tiêu thụ thông qua đặt hàng của doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách.

28/07/2015