Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt

Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt
Ngày đăng: 19/08/2015

Theo thống kê của các bộ ngành liên quan, từ năm 2003 đến nay kim ngạch xuất khẩu tăng gần 10 lần với giá trị trung bình lên 8 tỷ USD/năm. Hiện thủy sản là ngành xuất khẩu thứ 3 đứng sau dầu thô và dệt may. Sự lớn mạnh của ngành thủy sản Việt Nam thể hiện rõ ở từng thị trường.

Tính riêng thị trường EU, năm 2000 chỉ có 18 DN xuất khẩu nhưng đến nay đã có 465 DN xuất khẩu với thị phần chiếm 27%. Theo nhận định của Hội Nghề cá Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU tăng 500%. Thị trường EU luôn là thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh. Đặc biệt, thị trường này dự báo sẽ tăng trưởng khi mà hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU được ký kết.

Thực tế cho thấy, thị phần thủy sản phát triển tốt ở thị trường các nước song chất lượng của mặt hàng này đang cần được chấn chỉnh vì số lô hàng bị cảnh báo và trả về không ít.

Ông Lê Thanh Hòa, đại diện Vụ hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT khẳng định, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy các nước tăng khá cao nhưng vi phạm về an toàn thực phẩm của thủy sản Việt Nam vẫn trải dài trong nhiều năm qua. Theo thống kê mới nhất, từ năm 2010 đến hết tháng 5 – 2015, Việt Nam có 183 lô hàng thủy sản bị cảnh báo. Điều đặc biệt, số lô hàng bị cảnh báo tăng dần theo thời gian. Đơn cử, như năm 2010 có 13 lô bị cảnh báo, đến năm 2014 con số này ở mức 41 lô (chiếm 31% tỷ lệ hàng xuất khẩu).

Không chỉ nâng cao chất lượng thủy sản đánh bắt, thủy sản nuôi trồng cũng được chú ý hơn. Bởi, thị trường các nước đang hướng tới sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm. Điển hình, thị trường EU đang đưa ra các yêu cầu sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng xuất khẩu vào thị trường này phải có tiêu chuẩn ASC (nuôi trồng có trách nhiệm). Để thực hiện theo tiêu chuẩn đòi hỏi DN phải đảm bảo các cam kết về môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản; an sinh xã hội tại quanh nơi sản xuất, phúc lợi địa phương…

Mong muốn hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam, thời gian qua, WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) Việt Nam đưa ra các chương trình nâng cao năng lực phù hợp với chứng nhận ASC. Chương trình này mới thực hiện tập trung cho tôm và cá tra, nay bắt đầu làm cho con cá rô phi. Ngoài ASC, thủy sản Việt Nam còn hướng đến chứng nhận thứ 2 là MSC (đánh bắt bền vững). Đây là chương trình yêu cầu, giảm sản lượng đánh bắt không mong muốn. Chương trình này đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng đối với sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng.

Đơn cử, chuẩn này quy định rõ ràng với con ghẹ xanh đủ chuẩn tiêu thụ khi mai nó có kích thước dưới 10cm, những con có trứng hay quá nhỏ không được đánh bắt.

Theo các chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện tốt các quy chuẩn về hàng thủy sản xuất khẩu vì một số sản phẩm thủy sản “made in Việt Nam” đã làm được điều đó. Minh chứng, nhìn vào nghêu Bến Tre thấy rõ, năm 2009 nghêu Bến Tre tiên phong đánh dấu son khi được chứng nhận MSC. Tính đến thời điểm này, nghêu Việt Nam là loại thuỷ sản duy nhất tại Đông Nam Á được cấp chứng chỉ.

“Việc người tiêu dùng lên tiếng khuyến khích các hộ nuôi và nhà sản xuất tiếp tục nỗ lực phát triển thủy hải sản bền vững tại Việt Nam sẽ góp phần nhân rộng mô hình sản xuất thủy hải sản có trách nhiệm trong nước. Đồng thời, giữ sức mạnh tạo ra nhu cầu thị trường”, TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam khẳng định.

TS Thịnh cho biết thêm, nhờ có các chương trình phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững mà 20 vùng nuôi của các DN thủy sản xuất khẩu hàng đầu đạt chứng nhận ASC. Tính chung cả nước có 60 vùng nuôi đạt ASC và 20 vùng nuôi khác đang hướng tới tiêu chuẩn này. Riêng với các hộ nuôi đơn lẻ, có 30 hộ nuôi chủ động tham gia vào chương trình nâng cao năng lực do WWF cung cấp.

Việc vận dụng chương trình nuôi kiểu mới đáp ứng tiêu chuẩn chất của các thị trường đã có hiệu quả khi 20% - 25% sản lượng thuỷ hải sản sản xuất đạt tiêu chuẩn ASC. Đặc biệt, giá bán xuất khẩu tăng 20% so với trước đây.


Có thể bạn quan tâm

An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững

Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…

10/10/2014
Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.

10/10/2014
Heo Giống Hút Hàng Chưa Từng Có Heo Giống Hút Hàng Chưa Từng Có

Ông Trương Văn Đúng, GĐ Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng nói: Với khả năng SX con giống từ 3.500-4.000 con/năm nhưng trung tâm vẫn không đủ con giống bán.

10/10/2014
Hợp Tác Giữa Cục Chăn Nuôi Và Tổ Chức Bảo Vệ Động Vật Thế Giới Hợp Tác Giữa Cục Chăn Nuôi Và Tổ Chức Bảo Vệ Động Vật Thế Giới

Các cán bộ của Cục Chăn nuôi đã được đào tạo về LEGs và đến nay đã được cấp chứng nhận là giảng viên đào tạo LEGs do tổ chức LEGs cấp và là người trực tiếp giảng trong các lớp tập huấn. Học viên tham gia lớp tập huấn là các cán bộ thuộc các cơ quan Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT.

10/10/2014
Thiếu Sân Phơi, Lò Sấy Lúa Thiếu Sân Phơi, Lò Sấy Lúa

Mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, gặp phải mưa nhiều, đa số lò sấy quá tải, muốn sấy được lúa phải đợi nhiều ngày mới đến lượt, trong khi đó lúa đã ướt, không được phơi, sấy kịp thời nên nảy mầm. Trước tình thế này, người dân không còn cách nào khác buộc phải bán lúa tươi với giá thấp.

10/10/2014