Tảo độc lại xuất hiện ở các vùng nuôi tôm hùm

Kết quả quan trắc mới đây cho thấy, hàm lượng photphate cao hơn giá trị giới hạn cho phép tại hầu hết các vùng nuôi, mật độ vi khuẩn vibrio tổng số thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.
Tảo độc Chaetoceros sp được phát hiện ở các thủy vực nuôi tôm hùm như Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Thành (TX Sông Cầu) và An Hòa (huyện Tuy An) với mật độ từ 3.000tb/l đến 79.200tb/l.
Ngoài ra, tại vùng nuôi Xuân Thành còn phát hiện tảo độc Euglena sp và vùng nuôi An Hòa phát hiện tảo độc Peridinium sp.
Tảo Chaetoceros sp có dạng chuỗi hoặc xoắn, chúng có thể vướng vào mang tôm gây cản trở quá trình hô hấp của tôm hùm nuôi.
Hơn nữa, hàm lượng photphate cao hơn giá trị giới hạn cho phép xuất hiện ở hầu hết các vùng nuôi khiến cho môi trường nước vùng nuôi bất ổn.
Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Trung khuyến cáo người nuôi cần chủ động quản lý thức ăn tôm không để dư thừa và thu gom, xử lý chất thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi và ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc.
Người nuôi cần sang thưa mật độ tôm nuôi cũng như lồng nuôi, thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm nuôi có các biểu hiện hoạt động kém, ức chế hô hấp…
Đồng thời, người nuôi cần bổ sung định kỳ vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm nhằm tăng sức đề kháng để phòng bệnh cho tôm hùm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.

Nhờ nghề nuôi cá lồng bà con ngư dân ở Chi hội nghề cá Hương Giang (xã Hải Dương, Hương Trà) trở nên khấm khá. Tuy nhiên, ba năm trở lại, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn.