Tảo độc lại xuất hiện ở các vùng nuôi tôm hùm

Kết quả quan trắc mới đây cho thấy, hàm lượng photphate cao hơn giá trị giới hạn cho phép tại hầu hết các vùng nuôi, mật độ vi khuẩn vibrio tổng số thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.
Tảo độc Chaetoceros sp được phát hiện ở các thủy vực nuôi tôm hùm như Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Thành (TX Sông Cầu) và An Hòa (huyện Tuy An) với mật độ từ 3.000tb/l đến 79.200tb/l.
Ngoài ra, tại vùng nuôi Xuân Thành còn phát hiện tảo độc Euglena sp và vùng nuôi An Hòa phát hiện tảo độc Peridinium sp.
Tảo Chaetoceros sp có dạng chuỗi hoặc xoắn, chúng có thể vướng vào mang tôm gây cản trở quá trình hô hấp của tôm hùm nuôi.
Hơn nữa, hàm lượng photphate cao hơn giá trị giới hạn cho phép xuất hiện ở hầu hết các vùng nuôi khiến cho môi trường nước vùng nuôi bất ổn.
Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Trung khuyến cáo người nuôi cần chủ động quản lý thức ăn tôm không để dư thừa và thu gom, xử lý chất thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi và ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc.
Người nuôi cần sang thưa mật độ tôm nuôi cũng như lồng nuôi, thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm nuôi có các biểu hiện hoạt động kém, ức chế hô hấp…
Đồng thời, người nuôi cần bổ sung định kỳ vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm nhằm tăng sức đề kháng để phòng bệnh cho tôm hùm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo.

Sáu tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cá tra đạt gần 860 triệu USD, chỉ tăng 0,53% so cùng kỳ năm trước, trong đó, ở thị trường lớn EU lại tiếp tục giảm 15,6% so cùng kỳ. Theo đánh giá của bộ Công thương, nhu cầu thị trường EU sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường Mỹ, làm phát triển thêm thị phần ở Mỹ từ 17,2% tăng lên 20,6% trong năm 2012.

Gia đình ông Lê Văn Lộc, ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang hơn một tháng nay đang đứng ngồi không yên theo đàn chồn nhung đen. Từ mối quan hệ cá nhân với ông Đoàn Việt Châu (Hà Nội), gia đình ông Lộc đã nhận chồn nhung đen về nuôi.

Đây là đề tài do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện. Qua khảo sát chất lượng nước các ao nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 3 mô hình nuôi thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng, các nhà khoa học nhận thấy, chất lượng nền đáy ao, bao gồm tổng carbon, tổng nitơ và tổng phosphor, vào đầu vụ nuôi nhìn chung là phù hợp cho tôm phát triển.

Sản xuất tôm giống, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giống đang phát triển mạnh tại tỉnh Ninh Thuận. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận khẳng định: Là nơi tạo ra con giống chất lượng cao, Ninh Thuận vẫn đứng vị trí số 1 trong nước về sản xuất tôm giống.