Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.
Theo đó, Cục yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi bò sữa và thu mua sữa tươi nguyên liệu của các DN đối với người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn. Đồng thời, chủ động xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò sữa, từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, làm việc với các DN thu mua, chế biến sữa để tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục và tạo cơ chế cho các DN thu mua, chế biến sữa bao tiêu hết lượng sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi.
Cục Chăn nuôi cũng lưu ý, Sở NN&PTNT đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các DN thu mua, chế biến sữa trước khi tổ chức chăn nuôi bò sữa. Đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi phải thực hiện đúng hợp đồng cung cấp sữa tươi với doanh nghiệp.
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm, Cục đã có văn bản đề nghị các công ty thu mua và chế biến sữa tươi chia sẻ với người chăn nuôi về những khó khăn hiện tại, thực hiện tốt thỏa thuận giữa công ty với người chăn nuôi. Bên cạnh đó, chỉ đạo các hệ thống, điểm thu mua thuộc công ty quản lý từ thủ tục, quy trình, lấy mẫu kiểm tra để tạo điều kiện thu mua hết lượng sữa tươi sản xuất ra hàng ngày.
Cục Chăn nuôi cũng đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP cung cấp kịp thời thông tin về giá thu mua sữa tại địa phương và khu vực lân cận, giá con giống bò sữa và giá thức ăn chăn nuôi cho người chăn nuôi bò sữa tại địa phương.
Như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, thời gian qua nhiều người chăn nuôi bò sữa tại các xã Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà, huyện Gia Lâm đứng ngồi không yên vì không tiêu thụ hết lượng sữa sản xuất ra hàng ngày. Nhiều hộ chăn nuôi đang phải bù lỗ vì không bán được sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ông cũng cho biết thêm, có người còn gọi là khoai Từ, nhưng bà con ở đây gọi là khoai lùn Thái. Nó ăn ngon hơn rất nhiều so với khoai lùn thông thường. Đây là loại cây có củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, ruột màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.

“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.

Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.