Tạo điều kiện để nông dân giỏi ở lại sản xuất

Thưa ông, làm nông nghiệp hàng hoá, sản phẩm có chất lượng đồng đều không chỉ để cạnh tranh trong nước, mà đòi hỏi phải có diện tích sản xuất đủ lớn để xuất khẩu.
Nhưng việc giao đất "bổ đầu" như hiện nay có lẽ đang ảnh hưởng tới quá trình tích tụ ruộng đất để làm ăn lớn?
- Hiện nay, chính sách đất đai có rất nhiều thay đổi.
Chủ trương chia đều đất cho người cày, giữ đất lúa bằng mọi giá đã được điều chỉnh.
Đến nay, Bộ NNPTNT đã khuyến khích nông dân đa dạng hoá sản xuất để tăng thu nhập.
Tuy nhiên, quá trình tích tụ ruộng đất vẫn không diễn ra đủ mạnh.
Cần phải có chiến lược cho sản xuất nông nghiệp để tạo thu nhập cho nông dân.
Theo tôi, quá trình tập trung hoá đất đai, mở rộng quy mô sản xuất phải song song với việc rút lao động ra.
Phải tạo thêm việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp, tạo thu nhập ổn định cho nông dân thì tích tụ ruộng đất mới vững chắc được.
Việc này vượt ngoài phạm vi của ngành nông nghiệp, đòi hỏi công tác tái cơ cấu toàn bộ nên kinh tế của Việt Nam.
Ông có nghĩ vấn đề đất đai là nguyên nhân khiến làn sóng đầu tư vào nông nghiệp thấp?
- Trong công tác tập trung ruộng đất, bản thân việc tăng quy mô đất đai chưa đảm bảo tăng hiệu quả sản xuất nếu chúng ta không xây dựng được đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.
Hiện nay, cung cách khuyến nông, đào tạo nghề, tổ chức nông dân chưa có bước chuyển rõ rệt để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.
Đây là việc phải tiến hành bài bản.
Một điểm quan trọng nữa là trong quá trình này phải tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tạo ra việc làm mới phi nông nghiệp, hỗ trợ tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất.
Bộ NNPTNT đã thúc đẩy mạnh việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao.
Ông thấy cần phải làm gì để vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, vừa cân bằng lợi ích với nông dân?
- Trong điều kiện như tôi vừa nói: Công nghiệp và dịch vụ chưa thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp thì muốn hay không, một lực lượng lớn lao động nông thôn vẫn phải tìm việc làm và sinh kế từ sản xuất nông nghiệp.
" Khi làm TCC, nhiều người có xu hướng đi vào ngành hàng, bỏ cây này lấy cây khác, thay con này bằng con khác để tăng sản xuất, tăng thu nhập.
Cách làm đó không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Cái chính là phải phát triển theo chiều sâu, kể cả với những ngành hàng có lợi thế hay có tiềm năng”. TS Đặng Kim Sơn
Vì thế, tôi không ủng hộ chủ trương đưa các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn vào trực tiếp tham gia sản xuất vật nuôi và cây trồng.
Đặc biệt, không nên thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào các lĩnh vực đó.
Chúng ta nên dành đất đai, dành việc làm và tạo thu nhập cho nông dân.
Điều này cũng đúng với lý thuyết về kinh tế.
Tổ chức sản xuất vật nuôi, cây trồng tốt nhất là kinh tế hộ.
Hộ gia đình là đối tượng có động lực, khả năng quản lý và làm tốt nhất để chăm sóc các đối tượng sinh vật sống trên đồng ruộng.
Còn dù là hợp tác xã kiểu cũ hay tổ chức doanh nghiệp thuê mướn lao động như công nhân nông nghiệp thì chắc chắn hiệu quả sẽ kém đi.
Doanh nghiệp chỉ nên đầu tư vào khâu đầu, cung cấp vật tư thiết bị máy móc, nước… và đầu ra từ sơ chế, bảo quản, đặc biệt là chế biến, rồi tiêu thụ, phân phối.
Nói như ông, có nghĩa là để triển khai Đề án TCC nông nghiệp có hiệu quả, thì phải xuất phát và gắn liền với việc TCC nền kinh tế nói chung ở nước ta?
- Cho đến nay, công tác TCC chung toàn nền kinh tế có vẻ chưa thực sự ăn nhập với công tác TCC nông nghiệp.
Đề án TCC nông nghiệp tập trung vào các mũi đột phá là khoa học công nghệ, tổ chức thể chế, thu hút doanh nghiệp vào nông thôn… Làm tốt các công tác này sẽ thay đổi bản chất của hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Hai cách đặt vấn đề TCC nền kinh tế và TCC nông nghiệp là vênh nhau – một bên là tấn công, một bên là phòng ngự.
Theo tôi, muốn tạo động lực cho nông nghiệp lúc này, phải TCC nền kinh tế theo chiến lược phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ, bố trí kết cấu hạ tầng… Có như thế mới tiếp sức, tiếp tay để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), đến ngày 31-5 tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã có 5 hộ nuôi tôm xuất hiện hiện tượng tôm bị chết với diện tích 12,4 ha; trong đó có 1 hộ nuôi tôm công nghiệp và 4 hộ nuôi tôm quảng canh.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phát triển mạnh. Hiện toàn huyện có gần 400 hộ nuôi ếch, với số lượng gần 10 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 4.000 tấn. Do số lượng nuôi nhiều nên giá ếch hiện đang giảm sâu, người nuôi không có lời, thậm chí lỗ vốn do không tìm được thương lái thu mua.

Hải tượng là loài cá có xuất xứ từ Nam Mỹ. Ở Việt Nam hầu như chưa có mấy ai nuôi sinh sản thành công loại cá này. Thế nhưng, hiện tại ở ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh có một người làm được việc đó.

Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1: Đối với những hộ/cơ sở nuôi tôm đã xuất hiện dịch bệnh, nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm, các hộ nuôi cần tiến hành thu hoạch ngay để giảm thiểu thiệt hại.

Chúng tôi có mặt tại khu vực nuôi tôm Lạch Từng, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú (TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) dưới cái nắng hầm hập. Các ao nuôi đều bỏ trống, dù đang vụ thả nuôi chính.