Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo cơ chế mở cho nông dân trồng lúa

Tạo cơ chế mở cho nông dân trồng lúa
Ngày đăng: 20/08/2015

Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, sau 2 năm triển khai đề án, mặc dù lĩnh vực trồng trọt đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất đều tăng từ 3% trở lên; xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt duy trì được mức 14,5 tỷ USD/năm nhưng tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, gạo là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhưng giá cùng loại luôn thấp hơn của Thái Lan khoảng 20 - 30 USD/tấn.

Ngoài ra, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản còn nhiều bất cập; công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu dẫn đến tổn thất lớn; nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện tái cơ cấu.

Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi, thay vì tổ chức manh mún rời rạc theo kiểu trồng trọt cứ trồng trọt, chế biến cứ chế biến, buôn bán cứ buôn bán thì bây giờ phải tổ chức lại để hình thành chuỗi sản xuất và thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nêu rõ: mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu ngành trồng trọt là nâng cao thu nhập cho người nông dân, điều này có nghĩa là phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập từ những sản phẩm do chính bà con làm ra, bằng cách thay vì bắt buộc trồng lúa thì mở chính sách cho bà con có thể trồng cam, thanh long, chuối, nuôi thủy sản...

Chủ trương của Bộ NN-PTNT khi tái cơ cấu là sẽ chuyển đổi đất lúa sang các loại cây có giá trị kinh tế khác nhưng vẫn trên cơ sở bảo vệ được tính chất của đất lúa để sau này khi cần thiết vẫn có thể chuyển đổi lại thành đất lúa.


Có thể bạn quan tâm

Mở Hướng Liên Kết Bán Hàng Nông Sản Giá Trị Cao Mở Hướng Liên Kết Bán Hàng Nông Sản Giá Trị Cao

Ngày 10/6, hơn 100 đại biểu huyện Tam Bình, các sở, ngành tỉnh Vĩnh Long, DN, chủ cơ sở làng nghề và nông dân làm vườn tham gia Hội thảo “Kết nối cung - cầu nâng cao giá trị nông sản”, do UBND huyện Tam Bình phối hợp Khoa Kinh tế - trường ĐH Cần Thơ tổ chức.

11/06/2014
Bao Giờ Bao Giờ "Tự Lo" Được Thức Ăn Thủy Sản?

Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), chưa kể diện tích NTTS trên biển; trong đó có trên 660.000 ha nuôi tôm nước lợ và trên 5.000 ha nuôi cá tra. Thức ăn cho 2 đối tượng nuôi nói trên 100% phải sử dụng thức ăn công nghiệp.

11/06/2014
Đã Có Gạo Hoa Lúa Chất Lượng Cao Đã Có Gạo Hoa Lúa Chất Lượng Cao

Ở vụ lúa ĐX vừa qua Cty TNHH - TM Gạo Hoa Lúa (TP.HCM) đã chính thức ra mắt khách hàng hai sản phẩm gạo được sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng cao GlobalGAP.

11/06/2014
Hướng Tới Sản Xuất Cá Tra Bền Vững Hướng Tới Sản Xuất Cá Tra Bền Vững

Cá tra một thời tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho ĐBSCL. Tuy nhiên, trong 5 năm qua hoạt động sản xuất (SX) và tiêu thụ cá tra vẫn chưa thoát được cảnh thăng trầm.

11/06/2014
16 Nghìn Tỷ Đồng Hỗ Trợ Các Lực Lượng Chấp Pháp Và Ngư Dân 16 Nghìn Tỷ Đồng Hỗ Trợ Các Lực Lượng Chấp Pháp Và Ngư Dân

Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư 16.000 tỷ đồng; chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay Ngân hàng Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chi Chương trình 135…

11/06/2014