Tánh Linh, Đức Linh Tiêm Phòng Miễn Phí Vắc-Xin Cúm Gia Cầm

Phát hiện virus cúm gia cầm A (H5N1) trên đàn vịt huyện Tánh Linh (Bình Thuận)
UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương dành ra 285 triệu đồng mua 350.000 liều vắc-xin, dụng cụ tiêm, vật tư… để tiêm phòng miễn phí vắc-xin cúm gia cầm cho đàn vịt của Tánh Linh và Đức Linh.
Trước đó, nhằm đánh giá sự lưu hành của virus cúm gia cầm H5N1 tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã yêu cầu Chi cục Thú y lấy mẫu Swab ở vịt tại các chợ Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc); Phú Thủy (Phan Thiết); Lạc Tánh (Tánh Linh); Đức Tài (Đức Linh). Từ tháng 1/2013 đến nay, Chi cục Thú y đã triển khai 4 đợt lấy mẫu tại các chợ, và gửi mẫu đi xét nghiệm. Kết quả, đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1.
Đặc biệt, trong 2 đợt lấy mẫu vào tháng 1 và 2/2013 tại chợ Lạc Tánh (Tánh Linh) đều có tỷ lệ dương tính với virus cúm A (H5N1). Ngoài ra, tại Công văn ngày 3/5/2013, Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cũng đã thông báo cho Chi cục Thú y Bình Thuận biết, có tiếp nhận 2 mẫu bệnh phẩm (vịt sống) tại xóm 2, thôn 6, xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh. Kết quả xét nghiệm 2 mẫu bệnh phẩm này dương tính với virus cúm A (H5N1).
Có thể bạn quan tâm

Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.