Tăng Tỷ Lệ Thành Công Trong Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Gạo

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm 2014, mối liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt là trong ngành hàng lúa gạo đã đạt được những thành quả rõ nét hơn so với cùng kỳ 2013.
Theo đó, hình thức liên kết đã tương đối đa dạng, bao gồm liên kết giữa nông dân với hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp. Ngoài ra mối liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với doanh nghiệp.
Đặc biệt, một số ngành hàng đã phát triển mạnh về liên kết sản xuất tiêu thụ như liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long; chè ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc; mía đường ở các tỉnh miền Trung và sữa ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Riêng về liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa gạo đã được thực hiện tương đối rộng rãi và chặt chẽ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của 13 tỉnh, thành phố, vụ hè thu 2014 ở đồng bằng Sông Cửu Long đã có tổng số 101 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa gạo cho nông dân với tổng diện tích các doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và thu mua lúa gạo của nông dân là 70.827 ha.
Trong số này, diện tích thực hiện thành công hợp đồng (doanh nghiệp đã thu mua lúa của nông dân) đạt 42.436 ha, bằng 60%; bình quân mỗi doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng được 815 ha và trung bình diện tích thực thu mua đạt 427 ha.
Với những kết quả trên, Bộ NN&PTNT nhận định, so với vụ hè thu năm 2013, cùng với tỷ lệ diện tích tăng lên thì tỷ lệ thành công của việc thực hiện hợp đồng đã tăng từ chưa đầy 30% lên trên 60% năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, sau khi có thông tin về Công ty TNHH Sản xuất Chế biến rau an toàn (RAT) Ba Chữ (gọi tắt là Công ty Ba Chữ), xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội lấy rau không rõ nguồn gốc bán cho các siêu thị, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, làm rõ sự việc.

Ông Phạm Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Lưu (Trảng Bàng - Tây Ninh) đưa chúng tôi đến ấp Phước Giang thăm gia đình ông Nguyễn Huỳnh Hắng (sinh năm 1963), một nông dân đã sáng chế và đang vận hành thử nghiệm máy xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên ruộng lúa.

Hiện nay, nông dân trồng dưa hấu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh đang ra sức chăm sóc những rẫy dưa với hy vọng có được vụ mùa bội thu. Qua khảo sát, trong vụ dưa hấu tết năm nay đa phần nông dân đều lựa chọn trồng giống dưa chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Ông Phan Văn Minh, chủ trang trại trồng các loại đặc sản quýt đường, cam xoàn, sầu riêng, măng cụt tại ấp 4, xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là một nông dân có nhiều ý tưởng mới vì không ngại thử nghiệm những mô hình mới và là người đam mê sáng chế, tự cải tiến, chế tạo nhiều máy móc, dụng cụ trong nông nghiệp.

Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Hoàng Minh vào một buổi chiều, đúng lúc anh đang tất bật hái cam để kịp giao cho khách hàng. Đập vào mắt chúng tôi là một vườn cam sành rộng 1,5ha xanh tốt, trĩu quả. Khoảng nửa tháng nay, ngoài những thành viên trong gia đình, anh Minh còn phải thuê thêm 2 lao động cùng hái và đóng gói cam. Vừa hái những trái cam chín mọng, anh Minh vui vẻ nói: “Đây là năm thứ 2 vườn cam nhà tôi cho thu hoạch.