Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Tỷ Lệ Thành Công Trong Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Gạo

Tăng Tỷ Lệ Thành Công Trong Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Gạo
Ngày đăng: 14/10/2014

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm 2014, mối liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt là trong ngành hàng lúa gạo đã đạt được những thành quả rõ nét hơn so với cùng kỳ 2013.

Theo đó, hình thức liên kết đã tương đối đa dạng, bao gồm liên kết giữa nông dân với hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp. Ngoài ra mối liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với doanh nghiệp.

Đặc biệt, một số ngành hàng đã phát triển mạnh về liên kết sản xuất tiêu thụ như liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long; chè ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc; mía đường ở các tỉnh miền Trung và sữa ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Riêng về liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa gạo đã được thực hiện tương đối rộng rãi và chặt chẽ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của 13 tỉnh, thành phố, vụ hè thu 2014 ở đồng bằng Sông Cửu Long đã có tổng số 101 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa gạo cho nông dân với tổng diện tích các doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và thu mua lúa gạo của nông dân là 70.827 ha.

Trong số này, diện tích thực hiện thành công hợp đồng (doanh nghiệp đã thu mua lúa của nông dân) đạt 42.436 ha, bằng 60%; bình quân mỗi doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng được 815 ha và trung bình diện tích thực thu mua đạt 427 ha.

Với những kết quả trên, Bộ NN&PTNT nhận định, so với vụ hè thu năm 2013, cùng với tỷ lệ diện tích tăng lên thì tỷ lệ thành công của việc thực hiện hợp đồng đã tăng từ chưa đầy 30% lên trên 60% năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội đã mạnh dạn đưa cây ổi găng về trồng.

14/08/2015
Tìm nhân tố mới phòng trị nhãn chổi rồng Tìm nhân tố mới phòng trị nhãn chổi rồng

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.

14/08/2015
Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

14/08/2015
Tỷ phú nhờ rừng tái sinh Tỷ phú nhờ rừng tái sinh

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

14/08/2015
Thêm tin không vui cho thanh long Bình Thuận Thêm tin không vui cho thanh long Bình Thuận

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.

14/08/2015