Tăng Tỷ Lệ Thành Công Trong Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Gạo

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm 2014, mối liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt là trong ngành hàng lúa gạo đã đạt được những thành quả rõ nét hơn so với cùng kỳ 2013.
Theo đó, hình thức liên kết đã tương đối đa dạng, bao gồm liên kết giữa nông dân với hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp. Ngoài ra mối liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với doanh nghiệp.
Đặc biệt, một số ngành hàng đã phát triển mạnh về liên kết sản xuất tiêu thụ như liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long; chè ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc; mía đường ở các tỉnh miền Trung và sữa ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Riêng về liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa gạo đã được thực hiện tương đối rộng rãi và chặt chẽ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của 13 tỉnh, thành phố, vụ hè thu 2014 ở đồng bằng Sông Cửu Long đã có tổng số 101 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa gạo cho nông dân với tổng diện tích các doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và thu mua lúa gạo của nông dân là 70.827 ha.
Trong số này, diện tích thực hiện thành công hợp đồng (doanh nghiệp đã thu mua lúa của nông dân) đạt 42.436 ha, bằng 60%; bình quân mỗi doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng được 815 ha và trung bình diện tích thực thu mua đạt 427 ha.
Với những kết quả trên, Bộ NN&PTNT nhận định, so với vụ hè thu năm 2013, cùng với tỷ lệ diện tích tăng lên thì tỷ lệ thành công của việc thực hiện hợp đồng đã tăng từ chưa đầy 30% lên trên 60% năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

Hiện nay, trên thị trường, cây xoan đâu đang có lợi thế bởi dễ trồng, đầu ra thuận lợi. Ở nhiều xã của huyện Đô Lương (Nghệ An), bà con đã chuyển sang trồng cây xoan địa phương để lấy gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sáng 28/8/2015, tại thị trấn Gia Khánh (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), Công ty VinEco-Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ khởi công lắp đặt và xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch với tổng giá trị gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel; đây là mô hình sản xuất nông sản lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.

Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị hiện có 4.864 ha cà phê, trong đó 4.413 ha cà phê cho sản phẩm với sản lượng khoảng 48.000 tấn/năm. Nguồn thu từ cây cà phê hàng năm khoảng hơn 200 tỷ đồng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.