Tăng Trưởng Xuất Khẩu Tôm Chế Biến Vào Australia

Tuy luôn đứng ở hàng đầu trong các thị trường nhập khẩu (NK) tôm, nhưng thị trường Australia vẫn còn nhiều thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) Việt Nam.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trong nhiều năm qua, Australia luôn nằm trong nhóm 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam. XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng khả quan.
Năm 2013, XK tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), năm 2009, Australia nhập khẩu tôm đông lạnh từ 24 nước trên thế giới, thì đến năm 2013, số lượng các nước cung cấp giảm xuống còn 11. Đáng kể là, năm 2013, Việt Nam đứng thứ hai về cung cấp tôm đông lạnh cho Australia sau Trung Quốc.
Trong 5 năm qua, Việt Nam cũng luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Australia mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định như XK tôm nguyên liệu đông lạnh. Hiện nay, số lượng các nước cung cấp tôm chế biến cho Australia giảm mạnh, từ 19 nhà cung cấp xuống 10 nước cung cấp sẽ tạo thêm “động lực” cho Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường này.
Mặc dù XK tôm sang Australia có nhiều tiềm năng, nhưng VASEP cũng cảnh báo, khi XK, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức lớn là sự cạnh tranh về giá. Cụ thể, sự khác biệt về giá giữa các nước cung cấp tôm cho Australia không lớn. Chính điều này lại tạo ra sức ép lớn cho các nhà XK tôm Việt Nam trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Việt Nam liên tục tăng.
VASEP khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo hơn nữa an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm để giúp thủy sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm tôm nói riêng tiến xa hơn trên thị trường Australia.
Có thể bạn quan tâm

Do vậy, để phục hồi ngành này, các ban ngành cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu lại đội tàu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.

Mà không chỉ vườn nhà tôi mà khu vực lân cận bà con bị như thế này nhiều lắm. Theo chẩn đoán thì tiêu bị tuyến trùng tấn công làm rễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho các loại nấm trên tấn công hại rễ tiêu”. Anh Thiên Tâm - chủ một vườn tiêu ở Đắk Lắk - cũng than thở: “Trời mưa suốt thì không sao, mới nắng có 1 tuần đã có dấu hiệu tiêu thối gốc xì mủ gốc rồi chết”.

Cánh đồng này chỉ sản xuất 3 tấn gạo hữu cơ mỗi năm, rất nhỏ bé so với mức 833 tấn gạo nhập vào Hong Kong mỗi ngày, nhưng giá loại gạo này cao gấp vài lần so với gạo thông thường.

Giống lúa được sử dụng có tên là Thảo Dược, được đưa từ Nghệ An sang. Kỹ thuật sản xuất lúa do ông Trọng trực tiếp hướng dẫn cho nông dân VN và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp Lào thực hiện.