Tăng Trưởng Xuất Khẩu Tôm Chế Biến Vào Australia

Tuy luôn đứng ở hàng đầu trong các thị trường nhập khẩu (NK) tôm, nhưng thị trường Australia vẫn còn nhiều thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) Việt Nam.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trong nhiều năm qua, Australia luôn nằm trong nhóm 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam. XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng khả quan.
Năm 2013, XK tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), năm 2009, Australia nhập khẩu tôm đông lạnh từ 24 nước trên thế giới, thì đến năm 2013, số lượng các nước cung cấp giảm xuống còn 11. Đáng kể là, năm 2013, Việt Nam đứng thứ hai về cung cấp tôm đông lạnh cho Australia sau Trung Quốc.
Trong 5 năm qua, Việt Nam cũng luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Australia mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định như XK tôm nguyên liệu đông lạnh. Hiện nay, số lượng các nước cung cấp tôm chế biến cho Australia giảm mạnh, từ 19 nhà cung cấp xuống 10 nước cung cấp sẽ tạo thêm “động lực” cho Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường này.
Mặc dù XK tôm sang Australia có nhiều tiềm năng, nhưng VASEP cũng cảnh báo, khi XK, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức lớn là sự cạnh tranh về giá. Cụ thể, sự khác biệt về giá giữa các nước cung cấp tôm cho Australia không lớn. Chính điều này lại tạo ra sức ép lớn cho các nhà XK tôm Việt Nam trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Việt Nam liên tục tăng.
VASEP khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo hơn nữa an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm để giúp thủy sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm tôm nói riêng tiến xa hơn trên thị trường Australia.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.

Cụ thể nếu như trước tết, giá gà lông trắng nuôi công nghiệp dao động từ 38-40 nghìn đồng/kg thì hiện đã tụt xuống chỉ còn 31-32 nghìn đồng/kg; giá gà lông màu trước tết xoay quanh 60 nghìn đồng/kg hiện giảm còn 52-53 nghìn đồng/kg; giá trứng gà công nghiệp theo đó cũng giảm mạnh từ 1.800 - 1.900 đồng/quả xuống chỉ còn 1.400 đồng/quả.

Đêm khai mạc có chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột – Hội tụ tinh hoa đại ngàn” được chia làm 3 chương (chương 1: Hào khí Tây Nguyên; chương 2: Hương sắc cà phê Ban Mê; chương 3: Ra khơi). Đêm bế mạc có chủ đề Vọng mãi cà phê Buôn Ma Thuột cũng được chia làm 3 chương (chương 1: Buôn Ma Thuột – Miền đất huyền thoại; chương 2: Âm vang mùa xuân; chương 3: Cà phê Buôn Ma Thuột- Thương hiệu toàn cầu).

Dự án trên được thực hiện tối đa trong 3 năm (2015-2018) với tổng kinh phí là 8,8 triệu euro. Trong đó, vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức là 4,4 triệu euro; vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc là 3,6 triệu euro; vốn đối ứng của phía Việt Nam 0,8 triệu euro.

Theo ông Hòe, tuy VASEP vẫn còn đang phải chờ đợi con số thống kê XK tôm 2 tháng đầu năm từ Tổng cục Hải quan, nhưng thông tin từ các doanh nghiệp cho thấy, so với cùng thời điểm của những năm trước đây, đầu năm nay, XK tôm đang khá trầm lắng, nhất là từ sau Tết Ất Mùi tới giờ.