Tăng trưởng sản xuất thủy sản

Khai thác thủy sản hiện nay đang bước vào mùa mưa, tuy nhiên thời tiết trong tháng 7 vẫn khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản vụ cá Nam. Theo Bộ NN&PTNT, ước tính tổng sản lượng khai thác tháng 7 đạt khoảng 235.000 tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ.
Như vậy, 7 tháng đầu năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 1,73 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ước khai thác biển đạt 1,63 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ.
Việc tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã đi vào hoạt động, nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do thông tin về ngư trường và thị trường tiêu thụ còn chưa đáp ứng nhu cầu, công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm còn lạc hậu, việc xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần còn triển khai chậm, làm giảm giá trị của sản phẩm khai thác.
Sản lượng cá ngừ mắt to-vây vàng của 3 tỉnh trọng điểm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ước đạt 12.889 tấn. Trong đó, Phú Yên ước đạt 3.800 tấn, tăng 8,3% so cùng kỳ năm trước; Bình Định ước đạt 6.089 tấn, tăng 5%; Khánh Hòa ước đạt 3.000 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 361.000 tấn, giảm 1,1% so với cùng kì năm trước, tuy nhiên, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm tăng 2,5% so với cùng kỳ, đạt 1,937 triệu tấn.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong tháng chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực, giá cả chưa ổn định, dẫn đến nghề nuôi truyền thống của một số tỉnh gặp nhiều khó khăn. Do đó, sản lượng thu hoạch cá tra 7 tháng đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (-0,2%), ước đạt 598.735 tấn.
Tuy nhiên, để chuẩn bị nguyên liệu xuất khẩu cho dịp lễ cuối năm, diện tích thả nuôi đang có xu hướng chuyển biến tích cực hơn. Diện tích nuôi cá tra 7 tháng đầu năm ở các tỉnh ĐBSCL ước đạt 6.046 ha, tăng 2% so với cùng kỳ. Trong đó: Vĩnh Long diện tích tăng 4,6%, sản lượng lại giảm 7,1%; An Giang: diện tích tăng 8,6%, sản lượng giảm 23,3%.
Trong tháng tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với tình hình dịch bệnh gia tăng tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ của các tỉnh ĐBSCL.
Cụ thể, diện tích tôm sú ước đạt 574.000 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 131.000 tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ.
Vùng ĐBSCL diện tích tôm sú ước đạt 540.400 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 124.000 tấn, giảm 8,1%. Một số tỉnh có sản lượng giảm đáng kể như: Cà Mau sản lượng giảm 13,5%, Kiên Giang sản lượng giảm 3,3%, Bến Tre sản lượng giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích tôm thẻ chân trắng ước đạt 45.600 ha, giảm 23,2%, sản lượng ước đạt 118.900 tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng ĐBSCL 7 tháng đầu năm 2015 đều giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diện tích ước đạt 39.100 ha, sản lượng ước đạt 84.900 tấn. Một số tỉnh có diện tích, sản lượng giảm nhiều như Bến Tre diện tích giảm 12,4%, sản lượng giảm 17,2%; Bạc Liêu diện tích giảm 38,1%, sản lượng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…

Ông cho biết, năm 2013, gia đình ông thu hoạch được khoảng 3 tấn củ tươi/sào, thì năm 2014 chỉ được gần 1,5 tấn, với lượng tinh bột khoảng 20kg/tạ. Bên cạnh đó, giá bán cũng thấp hơn nhiều so vụ trước từ 7.000 – 8.000đ/kg củ tươi (năm 2013 khoảng 15 – 17 ngàn đồng/kg). Giá tinh bột sau khi chế biến 80 ngàn đồng/kg (giảm 10% so năm 2013). Vì thế, người trồng sắn dây đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nặng.

Dự báo lượng gạo tiêu dùng trên toàn thế giới trong năm nay đạt khoảng 500 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2014 và lượng tiêu thụ theo đầu người cũng tăng lên tới 57,5kg. Điều này dẫn tới lượng gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn.

Ông Tư Tân, chủ tàu câu mực ở Sông Đốc nói: "Giá dầu giảm liên tục trong mấy tháng qua, từ mức 22.000đ/lít xuống 16.580đ/lít như hiện nay, ngư dân hưởng lợi nhiều lắm. Trước đây, với tàu câu mực loại nhỏ của tôi chi phí cho một chuyến biển từ 50-55 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.000 lít dầu, nhớt, nước đá và lương thực, thực phẩm cho ngư phủ.

Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.