Tăng Trồng Màu Để Giảm Áp Lực Cho Cây Lúa

Việc chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang trồng màu dù đã được Chính phủ và Bộ NNPTNT chủ trương thực hiện từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn ì ạch. Thậm chí, diện tích màu đang ngày càng giảm mạnh.
Điều này diễn ra trong trong khi sản lượng lúa tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến giá lúa giảm liên tục trong thời gian qua. Trao đổi với phóng viên NTNN, GS-TS Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam - cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết, việc giảm diện tích xuống giống lúa nhằm giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo, thay vào đó, tăng cường sản xuất rau màu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước là điều cần thiết ở ĐBSCL.
Kết quả sau gần 13 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh luân canh các loại rau, màu trên đất lúa ở vùng ĐBSCL như thế nào, thưa Viện trưởng?
- 25 năm về trước, tỷ lệ diện tích màu trên tổng diện tích cây lương thực ở ĐBSCL đạt mức 11 - 12%. Tuy nhiên, từ thập niên 90 đến nay, khi ĐBSCL tăng cường trồng lúa, diện tích màu liên tục sụt giảm. Hiện tại, tỷ lệ diện tích màu trên tổng diện tích lương thực ở ĐBSCL rất thấp, chưa đến 4%, tỷ lệ này của cả nước khoảng 18%.
Vậy cần phải giảm bớt diện tích lúa và tăng cường sản xuất hoa màu, thưa Viện trưởng?
- Đó là việc cần thiết, phải làm trong thời gian tới. Hiện tại, ĐBSCL cần phải giảm hệ số quay vòng đất lúa để đảm bảo sản xuất lâu dài, bền vững bằng cách chuyển sang trồng xen vụ màu. Trong đó, xuân hè và thu đông là 2 vụ thích hợp nhất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Xuân hè thì chuyển sang trồng màu càng sớm càng tốt. Còn thu đông, theo tôi, ĐBSCL chỉ cần giữ ổn định diện tích lúa thu đông ở mức 400.000 - 500.000ha.
Đã có chủ trương từ năm 2000 và có nhiều mô hình thí điểm nhưng tại sao đến nay, các mô hình này vẫn chưa thể nhân rộng được, thưa ông?
- Trước hết, do hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL chủ yếu phục vụ sản xuất lúa gạo, mà nhu cầu về nước của cây màu và thủy sản khác cây lúa. Việc điều chỉnh hài hòa hệ thống thủy lợi, vừa phục vụ sản xuất lúa và phát triển rau màu sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Thứ hai, ĐBSCL chưa có các quy hoạch vùng cụ thể, thích hợp với điều kiện hiện có của từng vùng thổ nhưỡng và cho từng loại cây màu. Thứ ba, do chưa có hướng giải quyết đầu ra cho nông dân. Hơn nữa, các sản phẩm màu như bắp (ngô), đậu nành chủ yếu phục vụ chế biến thức ăn gia súc, trong khi đó hầu hết các nhà máy chế biến thức ăn gia súc hiện nay tập trung tại vùng Đông Nam Bộ.
Việc chuyển một phần diện tích lúa sang trồng màu là điều cần thiết phải làm, tuy nhiên, phải đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Nếu không, cây màu rồi cũng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn được mùa, rớt giá như bao cây khác ở ĐBSCL”.GS-TS Bùi Chí Bửu
Nếu giải quyết được 3 vấn đề trên, khả năng trồng màu, cụ thể là bắp và đậu nành của ĐBSCL sẽ thay đổi như thế nào?
- ĐBSCL có thể tăng diện tích đậu nành lên 100.000ha trong vụ xuân hè, tuy nhiên, phải với điều kiện là tìm ra được giống đậu nành chịu ngập. Về năng suất, đậu nành trồng ở ĐBSCL có thể đạt 3,5 – 4 tấn/ha. Đối với bắp, khả năng tăng năng suất bắp lai tại ĐBSCL lên 8 – 10 tấn/ha không khó. Tuy nhiên, phải đảm bảo được đầu ra cho nông dân mới có thể tăng diện tích.
Có ý kiến cho rằng, giá thành sản xuất đậu nành và bắp ở Việt Nam cao hơn nhiều so với nhập khẩu khiến các sản phẩm này không có khả năng cạnh tranh?
- Giá thành cao vì hơn 30% diện tích trồng bắp trong nước nằm ở vùng đất đồi núi xa xôi như Sơn La, Lai Châu… với năng suất còn rất thấp. Bắp ở Tây Nguyên đạt năng suất cao hơn, khoảng hơn 6 tấn/ha nhưng vùng này lại không chủ động nước tưới. Trong khi đậu nành thì bà con phun thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân đạm quá nhiều khiến chi phí giá thành đội lên. Hơn nữa, thất thoát sau thu hoạch đậu nành ở ĐBSCL cũng rất cao do chưa cơ giới hóa.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.