Tăng Thuế Thuốc Lá Để Giảm Thiểu Tác Hại Sử Dụng Thuốc Lá

“Tăng thuế thuốc lá” là chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ 25 - 31/5) năm nay đã được Bộ Y tế triển khai tới các địa phương trong cả nước.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để kiềm chế có hiệu quả việc sử dụng thuốc lá, thuế thuốc lá tại Việt Nam phải chiếm từ 65 - 70% giá bán lẻ (trong khi hiện nay chỉ chiếm khoảng 42% giá bán lẻ, là nước có mức thuế thuốc lá thấp thứ 9 so với 10 nước trong khu vực và rất thấp so với các nước phát triển).
Tăng thuế thuốc lá cũng là một trong những biện pháp có hiệu quả phòng chống tác hại thuốc lá đã được Việt Nam xác định tại Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013.
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia đề nghị các địa phương thực hiện chiến dịch truyền thông đẩy mạnh thực thi môi trường không khói thuốc và phổ biến các thông tin về ý nghĩa, sự cần thiết của việc tăng thuế thuốc lá, tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về quy định cấm hút thuốc và khu vực cấm hút thuốc.
Đồng thời, đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước...
Có thể bạn quan tâm

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa có công văn đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư triển khai các giải pháp đẩy mạnh đầu tư tái đàn, khôi phục sản xuất sau Tết Nguyên đán.

Sắp Tết nhưng người chăn nuôi gà đang lo… mất Tết vì bù lỗ, nhất là tại Yên Thế (Bắc Giang), huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả nước hiện nay.

Năm 2007, sau khi đi tham quan mô hình nuôi chim cút của một người quen ở xóm Mỹ Trọng, anh Hoàng Trung Sơn, thôn Thượng, xã Mỹ Xá (TP Nam Định) đã mở trang trại nuôi chim cút. Trải qua nhiều gian truân và thất bại, giờ đây anh Sơn đã có 4 giàn chuồng nuôi chim cút khá quy mô với số lượng lúc cao điểm lên đến trên 1 vạn con.

Ngay tại thị xã Bắc Kạn, những mô hình nuôi lợn lai rừng theo hình thức bán hoang dã đã được thực hiện hiệu quả. Nông hộ bỏ vốn đầu tư không quá lớn; công chăm sóc ít mà thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nuôi lợn bán hoang dã đang hứa hẹn trở thành hướng làm kinh tế hiệu quả cao.

Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp nhưng chi phí cao đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị tổn thương. Theo nhiều chuyên gia, nếu Nhà nước không có hành động quyết liệt thì ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ “thua trên sân nhà”.