Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Thu Nhập Từ Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Tăng Thu Nhập Từ Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 29/06/2013

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm còn đang diễn biến phức tạp. Để khắc phục việc lây lan, nhiều bà con nông dân đã thực hiện mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn bền vững đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nuôi. Điển hình, hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

Sinh sống ở vùng quê thuần nông, vợ chồng chú cũng như bao gia đình khác tại địa phương này gắn bó với nghề nông: trồng lúa kết hợp với chăn nuôi gà vịt truyền thống nhằm tận dụng phụ phẩm rơi vãi trong sản xuất nông nghiệp và cua ốc có sẵn trong kênh rạch, trên đồng ruộng để làm thức ăn.

Tuy nhiên, ruộng lúa hiện nay đa số được trồng 2 -3 vụ/năm, thời gian đồng trống không lâu, lại thường xuyên phun xịt thuốc nên vịt nuôi chạy đồng bị hạn chế, cùng với dịch cúm A H5N1 bùng phát trong những năm gần đây đã làm cho rất nhiều người trong nghề phá sản hay bỏ nghề.

Với thâm niên trên 20 năm gắn bó và tích lũy kinh nghiệm từ nghề nuôi vịt chạy đồng chú Hạnh vẫn tiếp tục bám nghề.Trong năm 2010, chú Hạnh tham gia chương trình “Chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học” do Trung tâm KNKN triển khai với số lượng nuôi 300 con vịt Super Meat.

Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi tận tình, tiêm ngừa đúng theo yêu cầu nhưng vì lần đầu nuôi cùng với ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều trong giai đoạn nhập vịt giống về làm cho quá trình úm gặp nhiều khó khăn nên tỉ lệ hao hụt ban đầu cao. Cùng với thời điểm giá bán thấp, lúc xuất chuồng vịt đạt trọng lượng nhưng lợi nhuận chỉ vẻn vẹn 3 triệu đồng.

Không nản chí, đầu năm 2011 ông tiếp tục đầu tư nuôi tiếp 250con vịt siêu thịt. Rút kinh nghiệm từ vụ trước, chú đến tận Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) để mua vịt giống ở cơ sở uy tín. Chú úm vịt trong chuồng 20 ngày để vịt con được cứng cáp mới thả ra ngoài ao. Sau 2tháng rưỡi nuôi, vịt đạt trọng lượng 3 – 3,5kg/con, bán ra với giá 40.000 – 42.000đồng/kg chu thu lãi được 7,5 triệu đồng.

Chú chia sẻ: Giống vịt siêu thịt Super meat nuôi lớn nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, nuôi vịt theo cách này rất dễ chăm sóc, phòng ngừa được dịch bệnh, thời gian nuôi từ vịt giống đến khi xuất chuồng chỉ hao hụt 4 con. Thức ăn cung cấp cho vịt cũng dễ tìm, chú thường trộn thức ăn công nghiệp với thóc, ốc, cá, rau. Nguồn phân, thức ăn thừa vịt thải ra tận dụng làm thức ăn cho cá.

Những thành công trên giúp chú có thêm phấn khởi để tiếp tục theo đuổi nghề. Và mô hình chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học của chú được bà con trong vùng đến tham quan học hỏi, làm theo hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Cạnh tranh yếu, nông sản sẽ thua ngay trên sân nhà Cạnh tranh yếu, nông sản sẽ thua ngay trên sân nhà

Việt Nam vừa hoàn tất quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU. Thuận lợi rõ ràng nhất là mặt hàng nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường này với thuế suất 0%, trong khi nông nghiệp vẫn là thế mạnh của Việt Nam.

24/08/2015
Vay tiền trồng sâm Vay tiền trồng sâm

Ở thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), các hội viên phụ nữ đã mạnh dạn đứng ra vay vốn ưu đãi của Nhà nước để trồng cây sâm Ngọc Linh. Dám nghĩ, dám làm và quyết tâm thoát nghèo nên hiện tại nhiều chị em nắm trong tay khối tài sản hàng tỷ đồng.

24/08/2015
Phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily Phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily

Sở KH-CN vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily tại Quảng Nam”, do Th.S Nguyễn Văn Tân - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh chủ nhiệm.

24/08/2015
Cà Mau sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác Cà Mau sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác

Cà Mau là tỉnh có thế mạnh về đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động khai thác của ngư dân hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trong định hướng phát triển, tỉnh sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu như: tôm, mực, cá ngừ, cá thu, nhóm cá nổi lớn.

25/08/2015
Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

25/08/2015