Tăng Thu Nhập Từ Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.
Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm còn đang diễn biến phức tạp. Để khắc phục việc lây lan, nhiều bà con nông dân đã thực hiện mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn bền vững đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nuôi. Điển hình, hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.
Sinh sống ở vùng quê thuần nông, vợ chồng chú cũng như bao gia đình khác tại địa phương này gắn bó với nghề nông: trồng lúa kết hợp với chăn nuôi gà vịt truyền thống nhằm tận dụng phụ phẩm rơi vãi trong sản xuất nông nghiệp và cua ốc có sẵn trong kênh rạch, trên đồng ruộng để làm thức ăn.
Tuy nhiên, ruộng lúa hiện nay đa số được trồng 2 -3 vụ/năm, thời gian đồng trống không lâu, lại thường xuyên phun xịt thuốc nên vịt nuôi chạy đồng bị hạn chế, cùng với dịch cúm A H5N1 bùng phát trong những năm gần đây đã làm cho rất nhiều người trong nghề phá sản hay bỏ nghề.
Với thâm niên trên 20 năm gắn bó và tích lũy kinh nghiệm từ nghề nuôi vịt chạy đồng chú Hạnh vẫn tiếp tục bám nghề.Trong năm 2010, chú Hạnh tham gia chương trình “Chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học” do Trung tâm KNKN triển khai với số lượng nuôi 300 con vịt Super Meat.
Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi tận tình, tiêm ngừa đúng theo yêu cầu nhưng vì lần đầu nuôi cùng với ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều trong giai đoạn nhập vịt giống về làm cho quá trình úm gặp nhiều khó khăn nên tỉ lệ hao hụt ban đầu cao. Cùng với thời điểm giá bán thấp, lúc xuất chuồng vịt đạt trọng lượng nhưng lợi nhuận chỉ vẻn vẹn 3 triệu đồng.
Không nản chí, đầu năm 2011 ông tiếp tục đầu tư nuôi tiếp 250con vịt siêu thịt. Rút kinh nghiệm từ vụ trước, chú đến tận Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) để mua vịt giống ở cơ sở uy tín. Chú úm vịt trong chuồng 20 ngày để vịt con được cứng cáp mới thả ra ngoài ao. Sau 2tháng rưỡi nuôi, vịt đạt trọng lượng 3 – 3,5kg/con, bán ra với giá 40.000 – 42.000đồng/kg chu thu lãi được 7,5 triệu đồng.
Chú chia sẻ: Giống vịt siêu thịt Super meat nuôi lớn nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, nuôi vịt theo cách này rất dễ chăm sóc, phòng ngừa được dịch bệnh, thời gian nuôi từ vịt giống đến khi xuất chuồng chỉ hao hụt 4 con. Thức ăn cung cấp cho vịt cũng dễ tìm, chú thường trộn thức ăn công nghiệp với thóc, ốc, cá, rau. Nguồn phân, thức ăn thừa vịt thải ra tận dụng làm thức ăn cho cá.
Những thành công trên giúp chú có thêm phấn khởi để tiếp tục theo đuổi nghề. Và mô hình chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học của chú được bà con trong vùng đến tham quan học hỏi, làm theo hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Với những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, ngành Thuỷ sản Quảng Ninh đã có những bước phát triển, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo.

Sau khi có chủ trương mua gạo tạm trữ, giá gạo liên tục đi lên nhưng đến nay, giá lúa gạo tại ĐBSCL lại quay đầu giảm trở lại, giảm khoảng 100-200 đồng/kg so với mức giá ngày 22/3.

Ngành nông nghiệp đã dành ra một số tiền lớn để hỗ trợ nông dân trong cuộc chiến dập dịch chổi rồng trên cây nhãn, trong đó đáng kể là thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng đến nay, đã có gần 1.000ha nhãn phải đốn trắng, riêng xã Đồng Phú là trên 230ha.

Theo thống kê mới nhất của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, diện tích lúa ở miền Bắc thiệt hại khoảng 13.000ha, trong đó tỉnh Thái Bình là địa phương chịu thiệt hại nhiều nhất với diện tích hơn 10.000ha.

Festival Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 là dịp tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến, hợp tác, phát triển ngành Thuỷ sản…