Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Từ Phụ Phẩm Lúa Gạo

Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Từ Phụ Phẩm Lúa Gạo
Ngày đăng: 06/03/2015

Tăng cường tận dụng phụ phẩm lúa, gạo để tăng thu nhập cho nông dân là mục đích của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI tổ chức tại Cần Thơ ngày 3/3.

Hội thảo có sự tham dự của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 tỉnh miền Tây, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 22 triệu tấn rơm, hơn 4,5 triệu tấn trấu và gần 2,2 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. 60% rơm rạ bị đốt trực tiếp trên đồng, gây ô nhiễm môi trường.

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho biết, thông qua các kỹ thuật tiên tiến, rơm có thể dùng sản xuất Ethanol, từ đó sản xuất ra các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, làm vật liệu xây dựng hoặc trộn với men vi sinh để làm phân bón, bên cạnh những cách làm truyền thống như sản xuất nấm rơm, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.

07/07/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng Trưởng Trong Khó Khăn Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng Trưởng Trong Khó Khăn

Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn thể của VASEP tổ chức ngày 12/6 tại TP Hồ Chí Minh.

13/06/2014
Cam Ranh (Khánh Hòa) Cá Mú, Cá Chẻm Được Mùa, Được Giá Cam Ranh (Khánh Hòa) Cá Mú, Cá Chẻm Được Mùa, Được Giá

Vài năm trước, diện tích nuôi cá mú, cá chẻm trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) phát triển rất lớn, nhưng do gặp dịch bệnh, năng suất thấp, rớt giá, lãi không cao nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi ốc hương hay trồng rong. Tuy nhiên năm nay việc nuôi cá mú, cá chẻm lại rất thuận lợi, giá bán cao nên người nuôi rất phấn khởi.

07/07/2014
Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Chích Tạp Chấtt, Thu Mua, Vận Chuyển Nguyên Liệu Thủy Sản Chứa Tạp Chất Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Chích Tạp Chấtt, Thu Mua, Vận Chuyển Nguyên Liệu Thủy Sản Chứa Tạp Chất

Để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, phòng ngừa trường hợp các thị trường nhập khẩu sẽ tẩy chay các mặt hàng tôm Việt Nam, gây hậu quả lớn cho nền kinh tế, ngày 11 tháng 6 năm 2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa đã có ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất, thu mua, vận chuyển nguyên liệu thủy sản chứa tạp chất.

14/06/2014
Tiền Hải (Thái Bình) Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Tiền Hải (Thái Bình) Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm

Tính đến ngày 5/6, tại các xã Ðông Minh, Ðông Hải (Tiền Hải - Thái Bình) đã có 157 hộ nuôi tôm phát hiện thấy có hiện tượng tôm chết trong ao với tổng diện tích 18,232ha, số lượng 4,165 triệu con. Tuy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp.

14/06/2014