Tặng nhà cho 2 nông dân nghèo

Hai căn nhà này do Tập đoàn P&G Việt Nam tài trợ thông qua tổ chức Habitat với kinh phí mỗi căn vào khoảng 40 triệu đồng.
Trong quá trình xây nhà, mỗi gia đình có đóng góp thêm tiền bạc và công sức để ngôi nhà được hoàn thiện hơn.
Anh Nguyễn Văn Lâm, 40 tuổi, là phụ hồ, một mình anh phải chăm sóc cho người vợ bị bệnh thần kinh và nuôi hai con nhỏ ăn học.
Anh Lâm rất xúc động khi nhận được ngôi nhà: “Tôi rất cảm ơn nhà tài trợ, Hội Nông dân và chính quyền địa phương đã giúp tôi có được căn nhà như thế này.
Trước đây căn nhà hầu như chỉ có mái lá, vách lá trời mưa là dột hết cả, cả nhà tôi phải chạy ra ngoài vì nhiều khi sợ sập nhà”.
Ông Phạm Minh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân trao nhà cho anh Nguyễn Văn Lâm.
Ông Nguyễn Văn Phước, Bí thư xã Thuận Mỹ vui mừng trao quyết định trao nhà đến chị Lê Thị Gái.
Trường hợp chị Lê Thị Gái cũng là một hoàn cảnh đáng thương khác, khi đang mang thai đứa con đầu lòng thì chị bị trầm cảm, chồng lại bỏ nên đứa con gái ra đời việc ăn học đều do bà ngoại già yếu lo liệu.
Cháu Phong Lan (con chị Gái) thành thật: “Nhà con hồi trước vách lá, nền đất,có đêm ngủ gió lạnh rồi bị muỗi cắn nhiều lắm. Nay có căn nhà này, con vui lắm.”
Đại điện nhà tài trợ Habitat, lãnh đạo Hội Nông dân cùng chính quyền địa phương và gia đình chị Lê Thị Gái bên ngôi nhà mới khang trang hơn.
Ông Phạm Minh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An, chia sẻ:
“Tôi mong rằng các hộ gia đình bằng sự quý trọng và biết ơn hành động cao đẹp của nhà tài trợ, sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung tay chia sẻ của cộng đồng hãy tiếp tục phát triển kinh tế gia đình, đặc biệt là cho con em trong gia đình được vững bước tới trường, ăn học thành tài vì một tương lai tốt đẹp hơn.”
Ngoài ra, với mục tiêu xa hơn là thoát nghèo bền vững, Hội Nông Dân tỉnh Long An sẽ tiếp tục vận động và phối hợp cùng với nhiều tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng và các doanh nghiệp để đem đến những dự án thiết thực hơn nhằm giúp cho bà con nông dân nâng cao sản xuất, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.