Tăng năng suất nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Riêng trong năm nay, gia đình ông thu được gần 7 tấn hạt điều, doanh thu trên 180 triệu đồng.
Để có được thành quả này, ông Nghinh đã bỏ ra không ít thời gian để nghiên cứu tài liệu, tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều do ngành chức năng của huyện tổ chức.
Ông Nghinh cho biết: “Sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình tôi đầu tư hàng trăm công lao động để cắt tỉa cành, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh cho vườn điều. Với cách làm này, chỉ trong vòng 1 năm, vườn điều đã cho năng suất gần 7 tạ hạt/ha, tuy chưa cao so với các nơi nhưng cũng cao gấp 2 lần so với năng suất nhiều vườn điều khác trong xã”.
Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh tập huấn hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT chăm sóc cây điều tại xã Vĩnh Hảo.
Ông Đặng Văn Xoài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hiệp, cho biết thêm: Tại thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp, cũng như gia đình ông Nghinh, nhiều hộ ở đây đã bước đầu áp dụng tiến bộ KHKT vào chăm sóc cây điều, nên năng suất luôn cao hơn từ 40 đến 60% so với các địa phương khác trong huyện. Riêng vụ điều năm nay, tuy nắng hạn kéo dài, nhưng nhờ chăm sóc tốt nên năng suất bình quân cũng đạt gần 6 tạ/ha.
Thực tế là do phần lớn nông dân Vĩnh Thạnh trồng điều theo kinh nghiệm là chính chứ chưa biết áp dụng KHKT từ khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cũng như thiếu vốn đầu tư... khiến nhiều vườn điều kém chất lượng.
Ngoài ra, giá hạt điều trên thị trường thiếu ổn định, có những năm giảm quá mạnh, trong khi giá vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc tăng cao, làm cho người trồng điều bị thua lỗ nặng, nên nhiều người đã chặt bỏ vườn điều chuyển sang trồng cây gỗ nguyên liệu.
Tuy nhiên theo nhiều nông dân ở Vĩnh Thọ, nếu đưa tiến bộ KHKT vào thâm canh cây điều thì đây vẫn là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế, đủ khả năng giúp người dân vùng cao giảm nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Để từng bước nâng cao hiệu quả cây điều, một mặt huyện chủ trương nâng cao năng suất điều bằng cách triển khai các chương trình tập huấn hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT vào quy trình chăm sóc, kết hợp xây dựng các mô hình trình diễn thâm canh cây điều để bà con học tập, làm theo.
Mặt khác, huyện hỗ trợ cây giống lâm nghiệp để nông dân chuyển đổi diện tích điều kém hiệu quả. Đến nay, huyện đã thực hiện chuyển đổi 576 ha điều kém hiệu quả sang trồng keo lai. Theo kế hoạch, trong năm 2015, huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi 175 ha điều sang trồng cây lấy gỗ.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng từ đầu năm đã tăng 22,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong 5 tháng còn lại của năm 2013, dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ rất căng thẳng.

Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim đà điểu không những có hình dáng bên ngoài “khổng lồ” mà những quả trứng của nó cũng rất to lớn. Chính điều này đã cuốn hút được nhiều du khách mỗi khi đến tham quan khu vực trại nuôi đà điểu.

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.