Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi
-4052517.jpg)
- Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:
- Bố trí ao nơi dại nắng, tráng gió, mực nước nông 1-1,2m để tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào nước. Thường xuyên thay 50% nước 10-20ngày/lần nếu có điều kiện.
- Bón vôi bột định kỳ 7-30ngày/lần, với lượng 7-10kg/360m2 mặt nước tuỳ mức độ thâm canh, màu sắc nước ao đậm hay nhạt. Hoà vôi bột với nước té đều mặt ao lúc 11-15 giờ chiều, lúc này cá đủ oxy không nổi đầu. Vôi bột có tác dụng khử các chất độc trong nước, hạn chế vi sinh vật háo khí (hút oxy từ nước) gây bệnh cho cá.
- Đầu tư máy quạt nước, cho hoạt động từ 19giờ tối tới 6-7 giờ sáng là lúc lượng oxy hoà tan trong nước thấp nhất nếu có điều kiện. Thả cá ao nước tĩnh mật độ vừa phải khoảng 1con/m2 mặt nước là vừa. Để ao tráng nắng, không thả nhiều các loại bèo trên mặt ao.
- Sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái loại chuyên dùng cho tôm, cá hoặc loại đa chức năng khoảng 7-30ngày/lần. Trộn lẫn vào thức ăn (cám nổi, cỏ, thức ăn tinh…) hoặc hoà 5ml sản phẩm vào 5-10lít nước té đều khắp 360m2 mặt ao sau khi bón vôi 1-2ngày.
Sản phẩm vườn sinh thái có hệ thống vi sinh vật có lợi ức chế các vi sinh vật có hại cho cá, có các vi khuẩn quang hợp sản xuất ra khí oxy, vi khuẩn cố định đạm tạo màu cho nước, làm sạch nước và gia tăng đáng kể lượng oxy hoà tan trong nước ao. Đây là sản phẩm sạch, hoàn toàn không độc hại với môi trường sống.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

“Hơn chục năm trước, có nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng mình có thể tạo lập được cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhiều người nói việc làm kinh tế của gia đình tôi giống như truyện cổ tích cũng không ngoa”.