Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi
-4052517.jpg)
- Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:
- Bố trí ao nơi dại nắng, tráng gió, mực nước nông 1-1,2m để tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào nước. Thường xuyên thay 50% nước 10-20ngày/lần nếu có điều kiện.
- Bón vôi bột định kỳ 7-30ngày/lần, với lượng 7-10kg/360m2 mặt nước tuỳ mức độ thâm canh, màu sắc nước ao đậm hay nhạt. Hoà vôi bột với nước té đều mặt ao lúc 11-15 giờ chiều, lúc này cá đủ oxy không nổi đầu. Vôi bột có tác dụng khử các chất độc trong nước, hạn chế vi sinh vật háo khí (hút oxy từ nước) gây bệnh cho cá.
- Đầu tư máy quạt nước, cho hoạt động từ 19giờ tối tới 6-7 giờ sáng là lúc lượng oxy hoà tan trong nước thấp nhất nếu có điều kiện. Thả cá ao nước tĩnh mật độ vừa phải khoảng 1con/m2 mặt nước là vừa. Để ao tráng nắng, không thả nhiều các loại bèo trên mặt ao.
- Sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái loại chuyên dùng cho tôm, cá hoặc loại đa chức năng khoảng 7-30ngày/lần. Trộn lẫn vào thức ăn (cám nổi, cỏ, thức ăn tinh…) hoặc hoà 5ml sản phẩm vào 5-10lít nước té đều khắp 360m2 mặt ao sau khi bón vôi 1-2ngày.
Sản phẩm vườn sinh thái có hệ thống vi sinh vật có lợi ức chế các vi sinh vật có hại cho cá, có các vi khuẩn quang hợp sản xuất ra khí oxy, vi khuẩn cố định đạm tạo màu cho nước, làm sạch nước và gia tăng đáng kể lượng oxy hoà tan trong nước ao. Đây là sản phẩm sạch, hoàn toàn không độc hại với môi trường sống.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.