Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Hiệu Quả Bắp Luân Canh Trên Đất Lúa

Tăng Hiệu Quả Bắp Luân Canh Trên Đất Lúa
Ngày đăng: 28/03/2014

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.

Cây bắp lai lấy hạt cho chăn nuôi là cây cho năng suất cao nên ‘‘phàm ăn’’ và có thể hấp thu lượng phân lớn. Tuy nhiên việc bón cho bắp phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế nên mức khuyến cáo phân bón là (150 - 180kg N) + (70 – 100kg P2O5) + (30 – 90kg K2O)/ha. Nếu muốn đạt năng suất cao hơn, mức phân bón có thể tăng như sau: (200 - 300kg N) + (150 - 200kg P2O5) + (100kg K2O)/ha. Cần bón cân đối phân NPK, bón đủ, bón đúng.

Phương pháp bón: Nếu sử dụng phân đơn thì chia làm 4 lần bón. Lần 1 bón lót toàn bộ phân hữu cơ (từ 8 - 10 tấn/ha nếu có) + phân lân ngay sau khi gieo hạt. Lần 2 bón ¼ lượng đạm + ½ lượng kali vào lúc 12 - 15 ngày sau gieo (NSG). Lần 3 bón ½ đạm + ½ kali vào giai đoạn 30 - 35 NSG và lần 4 bón ¼ lượng đạm còn lại vào 50 NSG.

Nếu sử dụng phân hỗn hợp thì chia làm 3 lần bón sau khi đã tính toán ra số lượng phân nguyên chất tương ứng. Lần 1 bón ¼ lượng N + ½ lượng P2O5+ ½ lượng K2O lúc 10 – 12 NSG. Lần 2 bón ½ lượng N + ½ lượng P2O5 + ½ lượng K2O lúc 30 - 32 NSG. Lần 3 bón ¼ lượng N còn lại lúc 50 NSG.

Đối với bắp nếp (dùng cho người) thì lượng phân bón như sau:

Bón lót: 700 kg/ha phân NPK(5-10-3). Bón thúc lần 1 (giai đoạn cây 5 - 7 lá): 250kg phân NPK (12-5-10) + 40 - 50kg đạm urê, kết hợp làm cỏ, xới vun gốc. Bón thúc lần 2 (giai đoạn sắp trổ cờ): 220kg phân NPK (12-5-10) + 30 - 40kg kali, kết hợp xới, vun gốc chống đổ.

Nếu dùng phân đơn thì bón phân hữu cơ từ 8 - 10 tấn + urê 200 – 250kg + super lân 450 - 500kg + kali 100 – 150kg cho 1ha. Bón lót (lúc làm đất) toàn bộ phân hữu cơ + phân lân + 20% urê. Bón thúc lần 1 (10 NSG): 30% urê + 40% kali. Bón thúc lần 2 (20 NSG): 50% urê + 50% kali. Bón thúc lần 3 (35 - 40 NSG) toàn bộ lượng phân còn lại.

Để gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, phân lân nên rải đều khắp ruộng, đạm và kali rải theo hàng kết hợp lúc vun gốc và tưới nước. Ngoài ra nên cuốc chôn phân sát theo hàng bắp để chống rửa trôi và bốc hơi. Có thể bón bằng máy dúi phân hiện đang có sẵn trên thị trường dùng cho bắp và cây đậu nành.


Có thể bạn quan tâm

Vùng Nuôi Cá Tra Của GODACO Được Cấp Giấy Chứng Nhận ASC Vùng Nuôi Cá Tra Của GODACO Được Cấp Giấy Chứng Nhận ASC

Ngày 29-1, tại TP. Cần Thơ, Bureau Veritas Certification Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Tho.

09/02/2013
30 Nông Dân Được Đào Tạo Nghề Nuôi Tôm 30 Nông Dân Được Đào Tạo Nghề Nuôi Tôm

Sáng 7-6, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm cùng Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề nuôi tôm cho 30 nông dân ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên (Hòa Vang - Đà Nẵng).

11/06/2013
Nâng Cao Thu Nhập Cho Nông Dân! Nâng Cao Thu Nhập Cho Nông Dân!

Toàn tỉnh có 47 xã với phần đông là nông dân sinh sống, trong đó có 46 xã thuộc địa bàn 6 huyện và 1 xã thuộc địa bàn Tp. Phan Rang –Tháp Chàm. Chỉ tính riêng về dân số, các xã nói trên đã chiếm đến trên 64% số dân toàn tỉnh.

30/07/2013
Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Giống Cá Nước Lạnh Hồi Vân Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Giống Cá Nước Lạnh Hồi Vân

Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, đề tài “Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo giống cá hồi vân tại Lâm Đồng” do Trạm Nghiên cứu Cá nước lạnh Tây Nguyên chủ trì đã thực hiện trong 3 năm qua và vừa được Hội đồng Khoa học tỉnh Lâm Đồng nghiệm thu với kết quả đạt loại tốt.

20/02/2013
Giải Pháp Xen Canh Lúa - Màu Giải Pháp Xen Canh Lúa - Màu

Trước tình hình người trồng lúa ngày càng gặp nhiều khó khăn do giá lúa bấp bênh, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã chủ động phá thế độc canh của cây lúa, trồng xen 1 hoặc 2 vụ màu. Mô hình đang phát huy hiệu quả tốt...

11/06/2013