Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Giá Bán Than Cho Sản Xuất Phân Bón: Nông Dân Thêm Khó

Tăng Giá Bán Than Cho Sản Xuất Phân Bón: Nông Dân Thêm Khó
Ngày đăng: 25/03/2012

Với quyết định này chắc chắn các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, còn nông dân lại đang phải đối mặt với giá phân bón tăng cao.

10 tháng, tăng giá 3 lần

Theo Công văn số 849 (ngày 23.2), mà TKV gửi cho 3 hộ tiêu thụ than lớn gồm xi măng, giấy, phân bón, thì giá bán than được điều chỉnh tăng thêm 10% so với giá bán hiện hành và thời gian áp dụng ngay ngày hôm sau (24.2). Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân bón chưa đồng ý với thời điểm tăng giá này. Trước đó, trong năm 2011, giá bán than đã có 2 lần điều chỉnh tăng, lần thứ nhất ngày 1.4.2011, lần thứ hai vào ngày 25.8.2011 và nếu tính cả lần tăng này thì chỉ trong 10 tháng với 3 lần tăng, giá than đội thêm 1,2 triệu đồng/tấn than.

Ông Hoàng Văn Tại – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển bức xúc: “Việc tăng giá bán than của TKV không theo Pháp lệnh Giá mà mang tính áp đặt giá, đã bỏ qua giai đoạn hiệp thương giá. Đối với lần tăng giá này, không những chúng tôi mà theo tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn như Đạm Hà Bắc, Phân lân Ninh Bình, Đạm Ninh Bình cũng phản đối. Chỉ riêng năm 2011, do tăng giá than, mà chi phí của chúng tôi đã bị đội lên gấp 5 lần”.

Ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng Giám đốc Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cũng lo âu: “Mỗi năm, chúng tôi tiêu thụ khoảng 450.000 tấn than. Chỉ tính riêng 2 đợt tăng giá trước, đã làm chúng tôi tăng chi phí lên trên 200 tỷ đồng”.

Theo thống kê của Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, từ năm 2006 đến nay, TKV đã có 9 lần điều chỉnh tăng giá bán than từ 715.000 đồng/tấn năm 2006 lên hơn 3,4 triệu đồng/tấn, qua đó làm đội giá sản xuất phân bón gấp 5 lần. Ông Hoàng Văn Tại cho biết thêm: “Nghịch lý hiện ở chỗ giá đầu vào tăng như thế, song giá bán phân bón cho nông dân thì cần phải ổn định. Năm 2008 giá phân lân chúng tôi bán cao nhất là 2,750 triệu đồng/tấn và đến năm 2012 giá còn giảm xuống chỉ có 2,7 triệu đồng/tấn”.

Nông dân lại khốn đốn

Bước vào vụ sản xuất mới năm nay, nông dân tỉnh Thái Bình đang hoang mang khi hay tin giá phân năm nay lại tăng. Bà Khiếu Thị Lanh - nông dân xã Phú Xuân, TP.Thái Bình cho biết: “Năm 2011, giá phân bón đã tăng 2 lần rồi, trung bình mỗi sào lúa riêng tiền phân bón đã trên 300.000 đồng”. Chị Nguyễn Thị Thắm ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ (Nam Định) chia sẻ: “Do giá phân tăng cao, nên vụ này tôi sử dụng ít phân hơn bởi không thể kham được tiền phân. Nhà cấy gần mẫu ruộng, nên chỉ tính riêng tiền phân bón lót, bón thúc đã phải tốn kém cả trên triệu đồng rồi”.Trước thông báo của TKV, có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn như Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Phân lân Ninh Bình, Công ty Phân đạm Ninh Bình đã đề nghị TKV thực hiện đúng Pháp lệnh Giá.

Theo ông Nguyễn Đình Hạc Thúy – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện nay nông dân đang gặp nhiều khó khăn do nhiều mặt hàng nông sản như sắn, khoai tây... trồng ra không tiêu thụ được. Giờ đây, nếu giá phân bón trong nước tăng nữa, nông dân sẵn sàng… cấy chay, trồng chay ngay. “Trong bối cảnh này, nếu giá phân bón tiếp tục tăng, sẽ tạo cơ hội cho các đối tượng làm phân bón giả hoành hành trở lại. Nông dân lại lao vào mua phân giả vì giá rẻ và chính nông dân sẽ lại lãnh hậu quả và các công ty sản xuất phân bón chân chính cũng sẽ chết” - ông Thúy cảnh báo.


Có thể bạn quan tâm

Thuế Đánh Vào Tôm Nhập Khẩu Là Cơ Hội Để Kinh Doanh Với Indonesia Thuế Đánh Vào Tôm Nhập Khẩu Là Cơ Hội Để Kinh Doanh Với Indonesia

Việc thiếu quy định về mức thuế đối với Indonesia là "bất ngờ thực sự" duy nhất trong các mức thuế đối kháng sơ bộ của Mỹ đặt ra đối với bảy quốc gia sản xuất tôm công bố hôm thứ Tư, một nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ cho biết

05/06/2013
Buồn Với Giá Lúa Hè Thu Buồn Với Giá Lúa Hè Thu

Đó là tâm lý chung của đa số nông dân khi vụ hè thu khởi đầu không mấy thuận lợi. Sau vụ đông xuân giá lúa giảm mạnh, nhiều người kỳ vọng vụ hè thu sẽ gỡ gạc lại chút đỉnh nhưng diễn biến ở những vùng thu hoạch sớm cho thấy, có thể vụ này nông dân lại gặp điệp khúc “trúng mùa rớt giá”.

06/06/2013
Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak

Sau đợt tăng giá bất ngờ những ngày đầu năm 2013, đến nay giá trứng gà đang sụt giảm mạnh, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi lại một chiều tăng cao, khiến người nuôi gà không khỏi lao đao, nhiều gia đình ở Đak Lak lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần hoặc bỏ trống chuồng trại…

08/04/2013
Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía

Mía một thời là cây công nghiệp chủ lực của huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Chính loại cây trồng này làm nên làng nghề mía đường tại xã Tân Phúc. Tuy nhiên sau khi chịu cảnh mía “đắng”, không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chuyển sang trồng cao su, thanh long và một số cây ngắn ngày khác. Theo đó, làng nghề mía đường Tân Phúc đang bị lung lay...

06/06/2013
Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”? Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”?

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.

11/04/2013