Tăng cường ý thức cho người chăn nuôi

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tại hội nghị triển khai công tác quản lý lợn đực giống và kiểm tra thức ăn chăn nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức ngày 6/4.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nếu chỉ tập trung vào kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì không đủ, vì đó thường là những cơ sở đã đủ điều kiện.
Quan trọng bây giờ là người chăn nuôi có sử dụng hay không vật tư trôi nổi, kém chất lượng, không thông qua những cơ sở sản xuất, kinh doanh chính thống. Do đó, cần phải nâng cao ý thức cho người sản xuất, phải tăng cường kiểm tra giám sát cả cơ sở chăn nuôi.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho biết: Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kiểm tra và phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng hiện mức độ tái kiểm các cơ sở xếp loại C mới đạt 50% và các cơ sở được tái kiểm tra này vẫn còn 60 - 70% tiếp tục xếp loại C.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, các địa phương vẫn chưa thực sự kiên quyết xử lý các cơ sở xếp loại C tái phạm, và đây là vấn đề cần tập trung làm mạnh trong năm nay.
Theo Cục Chăn nuôi, khi kiểm tra, cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng và an toàn. Lấy mẫu thịt, gan, thận lợn; nước tiểu của lợn ở giai đoạn vỗ béo; kiểm tra các chất cấm, chủ yếu là salbutamol.
Địa phương phải xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó có biện pháp đình chỉ sản xuất, kinh doanh và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các cơ sở sử dụng chất cấm, các cơ sở loại C cố tình không khắc phục qua 2 lần kiểm tra, đánh giá.
Theo Cục Chăn nuôi, Cục đã triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống tại 4 tỉnh đại diện các vùng miền trên cả nước là Nam Định, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Thọ.
Qua triển khai, các địa phương đã thống kê, phân loại chất lượng đàn lợn đực giống. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng lợn đực giống mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá được chất lượng, chưa xây dựng được kế hoạch và lộ trình thay thế lợn đực giống đến từng huyện, xã.
Công tác tuyên truyền còn yếu, nên sự chuyển biến về nhận thức của các cơ sở, chủ hộ và người chăn nuôi vẫn còn tư tưởng thiếu hợp tác trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.

TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.

Từ nhỏ đã đam mê rắn nên năm 27 tuổi, anh Nguyễn Hàn Phong quyết định thực hiện ước mơ nuôi rắn của mình. Theo anh, khi đã đủ độ chín trong suy nghĩ thì mới kiên trì với nghề mình chọn, dù thất bại hay thành công.