Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường ý thức cho người chăn nuôi

Tăng cường ý thức cho người chăn nuôi
Ngày đăng: 10/04/2015

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tại hội nghị triển khai công tác quản lý lợn đực giống và kiểm tra thức ăn chăn nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức ngày 6/4.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nếu chỉ tập trung vào kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì không đủ, vì đó thường là những cơ sở đã đủ điều kiện.

Quan trọng bây giờ là người chăn nuôi có sử dụng hay không vật tư trôi nổi, kém chất lượng, không thông qua những cơ sở sản xuất, kinh doanh chính thống. Do đó, cần phải nâng cao ý thức cho người sản xuất, phải tăng cường kiểm tra giám sát cả cơ sở chăn nuôi.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho biết: Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kiểm tra và phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng hiện mức độ tái kiểm các cơ sở xếp loại C mới đạt 50% và các cơ sở được tái kiểm tra này vẫn còn 60 - 70% tiếp tục xếp loại C.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, các địa phương vẫn chưa thực sự kiên quyết xử lý các cơ sở xếp loại C tái phạm, và đây là vấn đề cần tập trung làm mạnh trong năm nay.

Theo Cục Chăn nuôi, khi kiểm tra, cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng và an toàn. Lấy mẫu thịt, gan, thận lợn; nước tiểu của lợn ở giai đoạn vỗ béo; kiểm tra các chất cấm, chủ yếu là salbutamol.

Địa phương phải xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó có biện pháp đình chỉ sản xuất, kinh doanh và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các cơ sở sử dụng chất cấm, các cơ sở loại C cố tình không khắc phục qua 2 lần kiểm tra, đánh giá.

Theo Cục Chăn nuôi, Cục đã triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống tại 4 tỉnh đại diện các vùng miền trên cả nước là Nam Định, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Thọ.

Qua triển khai, các địa phương đã thống kê, phân loại chất lượng đàn lợn đực giống. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng lợn đực giống mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá được chất lượng, chưa xây dựng được kế hoạch và lộ trình thay thế lợn đực giống đến từng huyện, xã.

Công tác tuyên truyền còn yếu, nên sự chuyển biến về nhận thức của các cơ sở, chủ hộ và người chăn nuôi vẫn còn tư tưởng thiếu hợp tác trong quá trình kiểm tra, đánh giá.


Có thể bạn quan tâm

Mất Thị Trường Trung Quốc, Nghề Dệt Thảm Xơ Dừa Gặp Khó Mất Thị Trường Trung Quốc, Nghề Dệt Thảm Xơ Dừa Gặp Khó

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Cửu Lợi bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm hưng thịnh của làng nghề là những năm sau giải phóng, khi HTX thảm xơ dừa Tam Quan Nam còn hoạt động mạnh mẽ. Bấy giờ thảm sản xuất chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ).

29/08/2014
Pha Chế Thuốc Trừ Sâu Từ Thảo Mộc Pha Chế Thuốc Trừ Sâu Từ Thảo Mộc

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng (Sở NN-PTNT), việc pha chế một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng cao nhưng không ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản và môi trường đang được nhiều hộ nông dân trong tỉnh quan tâm.

21/08/2014
Người Nuôi Cá Tra Chờ… “Giải Cứu” Người Nuôi Cá Tra Chờ… “Giải Cứu”

Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.

29/08/2014
Mô Hình Nuôi Gà VietGAP Mô Hình Nuôi Gà VietGAP

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

21/08/2014
Trung Quốc Nhập Khẩu Đa Dạng Nông Sản Của Việt Nam Trung Quốc Nhập Khẩu Đa Dạng Nông Sản Của Việt Nam

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

29/08/2014