Tăng Cường Thực Hiện Chuỗi Cung Ứng Thực Phẩm Sạch

Chiều 16/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM và các đơn vị liên quan về việc thực hiện dự án Chuỗi cung ứng thực phẩm sạch.
Để tăng cường hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, tháng 11/2013, UBND TP.HCM đã kết hợp với Sở NN-PTNT, Công thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau hội nghị, có thêm 33 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được kí kết giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ. Đến cuối tháng 9/2014, đã có 55 hợp đồng tiêu thụ được thực hiện.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, TP đã thành lập Ban chỉ đạo đề án Chuỗi cung ứng thực phẩm sạch. Cái khó hiện nay trong chuỗi cung ứng là đầu ra sản phẩm.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, rất nhiều cơ sở sản xuất, chăn nuôi thực hiện tốt các yêu cầu về nông nghiệp sạch. Tuy nhiên, các khâu giết mổ, phân phối sau đó không được kiểm soát chặt dẫn tới tình trạng sạch bẩn lẫn lộn.
Để cải thiện chuỗi phân phối thực phẩm sạch, Bộ trưởng cho rằng, TP.HCM có thể chọn một trong 3 chợ đầu mối nông sản hiện có để cải tạo, nâng cấp thành trung tâm bày bán các sản phẩm nông nghiệp an toàn, truy xuất được nguồn gốc. Đồng thời, xây dựng một phòng thí nghiệm ngay tại chợ. Qua đó, nếu lô hàng nào đưa vào trung tâm này mà không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phải tiêu hủy ngay.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, từ đầu năm đến nay có hơn 370ha trên tổng diện tích khoảng 2.000ha tôm nuôi của tỉnh bị nhiễm bệnh thân đỏ, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Thời gian qua, nông dân các huyện vùng Nam Cà Mau như Ðầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước đã phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (NTCN), bên cạnh nhiều hộ trúng đậm đạt được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một vụ nuôi, cũng có rất nhiều người phải trả giá không hề nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận liên tiếp được mùa cá nục. Hiện giá cá nục đang ở mức khá cao và ổn định đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến biển.

Báo cáo từ các Sở NN-PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu 8 hoạch.

Trong những năm gần đây, huyện chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung. Hiện huyện có 156ha dong riềng, 3.500ha hồi, 100ha sở, đang có hướng mở rộng diện tích trồng sở lên 1.700ha, cùng hàng trăm ha trồng lúa, ngô, cây ăn quả như nhãn, ổi, vải, thanh long v.v..