Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Quản Lý Xuất Khẩu Gạo

Tăng Cường Quản Lý Xuất Khẩu Gạo
Ngày đăng: 12/09/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng...

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có một số ý kiến chỉ đạo về công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan nắm chắc tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thóc gạo qua biên giới (nhất là biên giới phía Bắc với Trung Quốc và biên giới phía Nam với Campuchia).

Bộ Công Thương cũng được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) rà soát các quy định (kể cả các tiêu chí cụ thể chỉ định thương nhân thực hiện hợp đồng tập trung), các thỏa thuận đã ký để chủ động điều chỉnh cơ chế cho phù hợp nhằm tổ chức lại các thị trường tập trung, bảo đảm khai thác tốt thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu; trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh biên giới liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ, không để thóc, gạo xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nhưng không được khai báo, thống kê đầy đủ theo quy định; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo đến Bộ Công Thương để tổng hợp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng, thu hoạch trên địa bàn; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo về các Bộ.

Về đầu mối thị trường tập trung, trước mắt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung Tổng công ty Lương thực miền Bắc cùng Tổng công ty Lương thực miền Nam làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, In-đô-nê-xia và Malaysia như  đề nghị của các Bộ và VFA.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Trạm Bơm Điện Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Phát Triển Trạm Bơm Điện Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện huyện giai đoạn 2011-2015, trong 3 năm (2011-2013) huyện Cao Lãnh đầu tư xây dựng được 42/57 công trình trạm bơm điện, đạt 76,68% kế hoạch đề án, phục vụ tưới tiêu cho gần 7.300ha/7.400ha đất sản xuất, đạt 98,5% kế hoạch đề án.

15/08/2014
Nhà Khoa Học Mỹ Chia Sẽ Kỹ Thuật Nhân Giống Và Sản Xuất Rau Quả Trong Nhà Kính Cho Nông Dân Sa Đéc Nhà Khoa Học Mỹ Chia Sẽ Kỹ Thuật Nhân Giống Và Sản Xuất Rau Quả Trong Nhà Kính Cho Nông Dân Sa Đéc

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

15/08/2014
Những Mô Hình Nông Nghiệp Bền Vững Những Mô Hình Nông Nghiệp Bền Vững

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

15/08/2014
Dẫn Đầu Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Dẫn Đầu Về Xây Dựng Nông Thôn Mới

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.

15/08/2014
Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.

15/08/2014