Tăng Cường Quản Lý Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do người sản xuất chưa thực hiện tốt quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau an toàn còn nhiều mặt yếu kém, công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt trên rau còn bị buông lỏng ở nhiều địa phương.
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong sản xuất rau an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký Chỉ thị đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức rà soát, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường các biện pháp sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).
Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất rau an toàn. Kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau tập trung; tăng cường giám sát chất lượng rau, tập trung vào các vùng trồng rau và các loại rau có nguy cơ cao.
Đồng thời, các tỉnh cần phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã và các hình thức phù hợp trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Và một việc làm quan trọng nữa là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Giữa cái nắng gay gắt, bước vào vườn dưa lưới trồng phủ bạt với dàn cây xanh mướt mắt, trái lủng lẳng sắp đến ngày thu hoạch ai cũng trầm trồ, thích thú…

Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.

Từ ngày 18/10 đến 20/10/2013, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại TP. tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, Hội viên Hội Làm vườn và khuyến nông viên các quận huyện tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm sản xuất trong phát triển rau VietGAP và an toàn thực phẩm, hoa kiểng kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ qua đó giúp cho nông dân TP.HCM có dịp trao đổi, học tập những mô hình hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh về phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương. Trong 03 ngày đoàn được tham quan các mô hình như vườn hoa địa lan Anh Quỳnh với diện tích khoảng 6000m2, 20.000 chậu, 12 giống địa lan các loại được nhập từ các nước như Úc, Nhật…

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Giang rất lớn. Nếu khai thác diện tích mặt nước hợp lý kết hợp đưa giống mới, đầu tư thâm canh, gối vụ thì năng suất, giá trị thuỷ sản sẽ cao hơn rất nhiều.

Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk góp 95% vốn) vừa triển khai dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn với hơn 2.490ha đất xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa.