Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Quản Lý Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Tăng Cường Quản Lý Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn
Ngày đăng: 25/07/2013

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do người sản xuất chưa thực hiện tốt quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau an toàn còn nhiều mặt yếu kém, công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt trên rau còn bị buông lỏng ở nhiều địa phương.

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong sản xuất rau an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký Chỉ thị đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức rà soát, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường các biện pháp sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất rau an toàn. Kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau tập trung; tăng cường giám sát chất lượng rau, tập trung vào các vùng trồng rau và các loại rau có nguy cơ cao.

Đồng thời, các tỉnh cần phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã và các hình thức phù hợp trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Và một việc làm quan trọng nữa là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Ngày Xuân Ngày Xuân "Trảy Hội" Xuống Đồng

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.

14/02/2015
Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc” Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc”

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.

14/02/2015
Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

14/02/2015
Làng Rau 500 Tuổi Hối Hả Vào Vụ Tết Làng Rau 500 Tuổi Hối Hả Vào Vụ Tết

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

14/02/2015
Tăng 66% Lợi Nhuận Nhờ Cây Biến Đổi Gen Tăng 66% Lợi Nhuận Nhờ Cây Biến Đổi Gen

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

14/02/2015