Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm chè

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT Lâm Đồng “Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè, trong đó ưu tiên phát triển giống cao sản, giống chất lượng cao, xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến hình thành vùng chè hữu cơ của tỉnh; quản lý chặt chẽ an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến chè” và “Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán và sử dụng hóa chất bị cấm trong canh tác, chế biến sản phẩm chè”.
Đồng thời, dự kiến trong tháng 8 này, tỉnh sẽ có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam đề nghị cung cấp danh mục những hóa chất không được sử dụng trong sản xuất chè khi xuất khẩu chè vào Đài Loan để khuyến cáo cho nhân dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.
Lâm Đồng hiện có 23.500ha chè (trong đó, chè chất lượng cao chiếm khoảng 5.600ha), là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước và năng suất cao hơn 25% so với năng suất chè bình quân chung toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ an rau toàn xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự có 53 thành viên, với vốn điều lệ 114 triệu đồng, chủ yếu phục vụ dịch vụ tưới tiêu, hỗ trợ vốn cho thành viên và cung ứng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, qua hơn 1 năm hoạt động HTX vẫn chưa thu hút được thành viên mới tham gia cũng như chưa phát huy hết công năng của HTX điểm của tỉnh.

Bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015, hầu hết nông dân trong tỉnh đều phấn khởi khi cả hai vụ sản xuất trong năm 2014 đều đạt được những kết quả thuận lợi. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, giá cả ổn định (trừ giá mủ cao su xuống thấp hơn những năm trước) là tiền đề để nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất thâm canh nâng cao năng suất cây trồng.

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Được hỗ trợ bởi nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), những năm qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình; nhờ đó, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Qua quá trình khảo nghiệm, giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá mang đến cho nông hộ những mùa vàng năng suất, chất lượng cao. Rồi giống lạc L23 được phòng chuyên môn đề xuất với chính quyền địa phương bổ sung vào cơ cấu giống mới của huyện. Hay cách chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hình thức khép kín mang lại nhiều lợi ích kinh tế...