Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm chè

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT Lâm Đồng “Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè, trong đó ưu tiên phát triển giống cao sản, giống chất lượng cao, xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến hình thành vùng chè hữu cơ của tỉnh; quản lý chặt chẽ an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến chè” và “Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán và sử dụng hóa chất bị cấm trong canh tác, chế biến sản phẩm chè”.
Đồng thời, dự kiến trong tháng 8 này, tỉnh sẽ có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam đề nghị cung cấp danh mục những hóa chất không được sử dụng trong sản xuất chè khi xuất khẩu chè vào Đài Loan để khuyến cáo cho nhân dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.
Lâm Đồng hiện có 23.500ha chè (trong đó, chè chất lượng cao chiếm khoảng 5.600ha), là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước và năng suất cao hơn 25% so với năng suất chè bình quân chung toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP.Hà Nội đã đầu tư giúp nhiều hộ ND xã Tàm Xá, huyện Đông Anh phát triển, mở rộng nghề trồng quất cảnh- một trong những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ngoại thành.

Manh mún, giá cao, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh... là những “bệnh” cố hữu mà nếu ngành chăn nuôi gia cầm không khắc phục sẽ rất “khó sống” khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

Đó là thông tin được TS Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết tại Hội nghị sơ kết sản xuất hạt giống lúa lai F1 và nhân dòng giống bố mẹ năm 2015, tổ chức ở Nam Định ngày 24.9.

Để giúp nhà vườn ở khu vực ĐBSCL kịp thời phòng, chống dịch hại trên cây ăn trái, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) vừa phối hợp Sở NNPTNT Tiền Giang tổ chức hội nghị chuyên đề “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL”.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Úc, trong tháng 8.2015, Việt Nam có 1 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.