Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Giống Thuỷ Sản

Sáng 19-12, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – Lê Văn Thi đã chủ trì hội nghị tổng kết nuôi trồng thuỷ sản 2013 và triển khai kế hoạch 2014.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2013 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đạt 162.611 ha, sản lượng đạt 143.986 tấn, tăng 13,39% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản được áp dụng tại các địa phương cho hiệu quả khá. Chẳng hạn mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh tại Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên, Hòn Đất. Mô hình luân canh tôm – lúa tại các huyện vùng U Minh Thượng, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến ven biển, nuôi cua biển, nuôi nhuyễn thể…
Để phát triển diện tích nuôi tôm, năm 2013, tỉnh đã giao đất cho doanh nghiệp đăng ký nuôi tôm tại Giang Thành và Hà Tiên với tổng diện tích 7.179 ha.
Tỉnh cũng đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh trong cơ cấu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mô hình luân canh tôm – lúa vùng U Minh Thượng, kế đó là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên…
Tuy nhiên, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại lên tới 15.567,3 ha, tăng 7.716,3 ha so với cùng kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do yếu tố môi trường thả nuôi không đảm bảo, nguồn tôm giống chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng, việc kiểm soát tôm giống nhập từ tỉnh khác vào địa phương chưa tốt, hệ thống thuỷ lợi vùng nuôi tôm công nghiệp chưa hoàn thiện…
Sang năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang đặt chỉ tiêu sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 52.000 tấn (tăng hơn 10.000 tấn so với năm 2013) với nhiều mô hình thả nuôi như: Nuôi tôm thâm canh, luân canh tôm – lúa, nuôi quảng canh cải tiến (nuôi tôm xen lẫn với các đối tượng nuôi khác như: cua biển, sò huyết…).
Để đạt mục tiêu sản lượng vừa nêu, dự kiến sẽ cần tới hơn 4,18 tỉ con giống tôm sú, 1,9 tỉ con giống tôm thẻ chân trắng, trong khi đó các cơ sở trong tỉnh chỉ có năng lực sản xuất 540 triệu cá thể tôm sú giống và khoảng 900 triệu cá thể giống tôm thẻ chân trắng.
Để khắc phục và hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chính quyền các địa phương vùng nuôi tôm trọng điểm tăng cường việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản, bao gồm cả nguồn tôm giống trong tỉnh và tôm giống nhập lưu thông trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp Kiên Giang cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng vùng nuôi tôm, đồng thời đánh giá cụ thể đối tượng tôm thẻ chân trắng về mức độ ảnh hưởng đến loài tôm bản địa.
Có thể bạn quan tâm

Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.

8 năm trước, lúc mới chia tách, xã Tân Phú (huyện Long Mỹ) gian nan tìm cho mình hướng phát triển, nói như những lão cao niên thì do ở đây chỉ có phần “mỡ”, còn phần “nạc” về nơi khác nên khó làm giàu. Nhưng rồi sau 8 năm đó, Tân Phú đã dần chứng tỏ đây là vùng đất mới tiềm năng...