Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến tướng của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi

Biến tướng của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi
Ngày đăng: 30/10/2015

Đó là thông tin được ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, đưa ra tại hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” do báo Thanh Niên tổ chức ngày 28-10.

Theo ông Thảo, trước đây trong các vụ sử dụng chất tạo nạc bị cơ quan chức năng phát hiện chủ yếu là chất clenbuterol, nhưng thời gian gần đây lại là salbutamol.

Lý do vì các đối tượng kinh doanh và sử dụng chất tạo nạc cấm đã lách luật.

Theo quy định của Bộ NN&PTNT, cả hai chất trên đều thuộc nhóm Beta-agonist và bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Nhưng Bộ Y tế mới có quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đối với clenbuterol, còn salbutamol không quy định.

Do đó, các đối tượng kinh doanh đã chuyển hướng và lách luật bằng cách giảm sử dụng clenbuterol và thay bằng salbutamol.

Cũng theo ông Thảo, trong thời gian kiểm tra các lò mổ gia súc trên địa bàn TP thời gian qua đã phát hiện một số thương lái thường né tránh đưa heo đến giết mổ khi thấy kiểm tra.

“Họ đã tự đưa mình vào nhóm các đối tượng bị kiểm tra nhiều nhất.

Thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra heo của các thương lái có biểu hiện bất thường này” - ông Thảo cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Dương, cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết dù có nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo vẫn diễn biến phức tạp.

Thời gian qua thông tin đại chúng đưa nhiều vụ phát hiện sử dụng chất tạo nạc cấm ở khu vực TP.HCM và Đồng Nai nhưng không có nghĩa là các nơi khác không có.

Hiện trạng sử dụng chất tạo nạc cấm đã lan rộng ra nhiều địa phương cả nước.

“Không phát hiện là do chưa kiểm tra mà thôi” - ông Dương cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân trúng đậm mực khơi Ngư dân trúng đậm mực khơi

Liên tiếp mấy tuần qua, ngư dân ở các xã vùng bãi ngang ven cửa biển thuộc các huyện: Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì liên tiếp được mùa, trúng đậm mực biển với số lượng lớn. Chỉ sau mỗi chuyến ra khơi khai thác khoảng 5 - 6 ngày, các tàu trở về cập cảng cá Cửa Sót, Cửa Nhượng, Xuân Hội… trên khoang đều chất đầy ắp mực tươi rói.

16/07/2015
Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân

Với khát vọng nâng tầm tôm Việt, sau 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm, năm 2015 Tập đoàn Việt - Úc đã triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình tiên phong, hiện đại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được Bộ NN&PTNT đánh giá cao. Mô hình đã khẳng định tính ưu việt qua một vụ mùa thắng lợi được đánh dấu bằng lễ thu hoạch tôm.

16/07/2015
Một số khó khăn trong nhân rộng mô hình VietGAP thủy sản Một số khó khăn trong nhân rộng mô hình VietGAP thủy sản

Thực hiện nuôi trồng, sản xuất thủy sản hướng VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch và có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường; tuy nhiên, để phát triển đại trà thì chưa thực sự dễ dàng.

16/07/2015
Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản

Bên cạnh các yếu tố về môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến tình hình thả nuôi thủy sản (tôm sú và thẻ chân trắng), thì vai trò giống thủy sản là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công trong mỗi vụ nuôi. Vì vậy việc đảm bảo con giống đạt chất lượng (qua kiểm dịch) đến tay người nuôi luôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặc biệt quan tâm.

16/07/2015
Cá ruội Cô Tô Cá ruội Cô Tô

Cô Tô (Quảng Ninh) được thiên nhiên ưu đãi với ngư trường đánh bắt thuận lợi, sản lượng hải sản khá dồi dào, trong đó có loài cá ruội. Sản phẩm cá ruội khô được chế biến trong điều kiện nguyên liệu tươi, với bàn tay khéo léo và lành nghề của người dân địa phương, trong điều kiện tự nhiên về nắng gió, không khí trong lành của biển đảo nên có hương vị đặc biệt.

16/07/2015