Tăng cường quản lý bệnh đạo ôn trên lúa mùa

Bệnh khô vằn hại nặng, cục bộ trên diện hẹp; sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy, bệnh bạc lá… phát sinh gây hại trên đồng ruộng. Trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục có các đợt mưa, ẩm kéo dài, cây lúa bước vào giai đoạn mẫn cảm; bệnh đạo ôn lá khả năng diễn biến tăng mạnh trên diện rộng; bệnh khô vằn, bạc lá vi khuẩn diễn biến tăng từ giai đoạn lúa đứng cái.
Để hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn và dịch hại khác gây ra, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị các trạm BVTV các huyện, thị, thành phố phối hợp với các phòng, ban chuyên môn trên địa bàn phân công cán bộ phụ trách địa bàn, mở rộng điều tra bổ sung, phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời bệnh đạo ôn và dịch hại khác; đặc biệt trên giống nhiễm, bón thừa đạm, vùng tiền dịch. Đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân chủ động kiểm tra đồng ruộng nắm bắt tình hình sinh trưởng của cây lúa và dịch hại. Trên các diện tích xuất hiện bệnh nên tạm ngừng bón phân đạm, không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Thực hiện phòng trừ sớm khi bệnh chớm xuất hiện bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.