Tăng cường quản lý bẫy tôm hùm con trong mùa nghịch

Hạ nhiệt “bẫy tôm”
Thông thường từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau là thời điểm “mở cửa” để ngư dân vốn đã sống bằng nghề bẫy tôm hùm con làm nghề.
Sẽ chẳng có gì nếu như ngày càng xuất hiện quá dày đặc, phá vỡ cảnh quan và làm ô nhiễm môi trường.
Trong tình trạng báo động thì phải thừa nhận rằng Chi cục Thủy sản và Phòng Kinh tế Phan Thiết đã có những động thái rất tích cực để tháo gỡ và đưa hoạt động này vào quy củ. Với sự kiên quyết, mạnh mẽ đã gần như “quét sạch” những điểm nóng bẫy tôm hùm vào thời điểm nhạy cảm của du lịch.
Trong 2 đợt kiểm tra vừa qua, đoàn tiến hành kiểm tra, xử lý và tháo dỡ 25.100 bẫy tôm hùm con. Hàm Tiến - Mũi Né (Bình Thuận) là 2 địa phương gắn chặt với du lịch nhưng đồng thời cũng là địa điểm có số lượng ngư dân đặt bẫy tôm hùm nhiều nhất. Chỉ trong vài ngày, Tổ kiểm tra 336 thành phố Phan Thiết tháo dỡ 4.300 bẫy tôm hùm con.
Tại khu vực biển Hưng Long - Thương Chánh, do được vận động nên người dân đã tự ý thức và tự tháo dỡ để bảo vệ tài sản. Khu vực phường Đức Long ít hơn, chỉ có 1.000 bẫy cũng được thu gom trong đợt này. Khu vực biển Tiến Thành cũng đã tháo dỡ 6.000 bẫy tôm hùm con.
Tiến Thành là khu vực du lịch đang phát triển, chính vì vậy sự can thiệp kịp thời đã phần nào giúp cho môi trường này không biến động nhiều. Tuy nhiên, so với trước đây ngư dân làm nghề bẫy tôm hùm đã không còn chống đối lực lượng kiểm tra.
Phần lớn họ đều nhận thức được việc làm đó đúng hay sai và biết cách tự bảo vệ tài sản của mình. Song cũng không ít lần, chúng tôi chứng kiến một vài trường hợp có hành động ngăn cản và dùng lời lẽ không hay đối với lực lượng chức năng. Tuy nhiên, các đối tượng này đã bị xử lý kịp thời.
Giải pháp “nghịch mùa”
Theo Phòng Kinh tế Phan Thiết, xử lý triệt để được bẫy tôm hùm con là do sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, thành phố và sự phối hợp tốt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, với tinh thần làm sạch, trả lại vẻ đẹp cho bãi biển và đảm bảo cho giao thông đường thủy.
Tuy nhiên, muốn tình trạng này không phát sinh trở lại, vẫn cần sự quan tâm của địa phương và ngành liên quan. UBND thành phố Phan Thiết đã chính thức bàn giao mặt biển không còn bẫy tôm hùm con cho UBND các phường, xã quản lý và địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để tình trạng trên tái phạm.
Muốn vậy, UBND các phường, xã ven biển cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức khác nhau đến từng hộ dân hoạt động nghề bẫy tôm hùm con, vận động họ chuyển đổi nghề một cách hợp lý nhất.
Đồng thời trong thời điểm không cấm bẫy tôm hùm con (từ 1/10 - 28/2 hàng năm), các địa phương phải sắp xếp hợp lý ở những khu vực không cấm làm nghề này một cách quy củ, không để tranh chấp giữa ngư dân làm nghề, gây mâu thuẫn dẫn đến mất an ninh trật tự trên biển.
Ngoài sự chặt chẽ trong kiểm tra giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND thành phố cũng cho rằng, cần có hướng dẫn cụ thể từ phía tỉnh để định hướng hoạt động nghề bẫy tôm hùm con chuyển từ khai thác nổi trên mặt nước chuyển sang chìm dưới mặt nước để không ảnh hưởng đến việc lưu thông của tàu thuyền và các hoạt động du lịch biển.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo ông Ngàn, mặt thuận lợi nữa là năm nay người dân trồng bưởi đều được các cán bộ kỹ thuật địa phương xuống tận nơi hướng dẫn áp dụng KHKT mới trong chăm sóc bưởi, nhất là cách bón phân, phun thuốc điều độ để giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận tối đa.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.

Do đó, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm so với năm 2013. Cụ thể: Diện tích nuôi trồng đạt 680ha, giảm 1,4%; sản lượng thu hoạch đạt 3.358 tấn, giảm 4,7%. Diện tích nuôi trồng và sản lượng giảm chủ yếu ở đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Riêng tôm hùm, nhờ giá cao, ít dịch bệnh nên người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi lên đến 11.280 lồng.

Từng có công việc khá ổn định ở thành phố song anh Trần Nhật Mỹ (sinh năm 1988), trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại quyết định trở về quê, bám đất làm giàu. Trải qua không ít khó khăn, giờ đây anh Mỹ đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, là một trong những người tiên phong nuôi ếch ở quê nhà.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 94.100 tấn, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng nuôi trồng đạt 39.266 tấn tăng 15,5% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng đứng thứ 3/10 tỉnh, thành có chung ngư trường Vịnh Bắc Bộ.