Tăng Cường Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Vụ Xuân

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT Hà Nội, lúa vụ xuân năm 2014 trỗ tập trung vào các ngày từ 10 - 15/5. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết âm u, thiếu ánh sáng, nên hiện nay hầu hết diện tích lúa xuân đều có biểu hiện thừa đạm.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh có nguy cơ phát triển thành dịch là bệnh đạo ôn cổ bông lúa, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh khô vằn... ảnh hưởng đến kết quả sản xuất vụ xuân. Trước tình hình đó, để chủ động phòng, trừ các loại sâu bệnh hại lúa xuân từ nay đến cuối vụ, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng, trừ sâu bệnh.
Theo đó, các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền cách nhận biết sâu bệnh, thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm để chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ hiệu quả không để phát triển thành dịch và lây lan ra diện rộng... Sở NN&PTNT tăng cường cán bộ kỹ thuật về các địa phương để phối hợp chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng trừ cho từng loại sâu bệnh.
Các sở, ngành khác phối hợp cùng Sở NN&PTNT, Công an TP, UBND các địa phương kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.